Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

LINH HỒN LÀ GÌ ?

Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=7174
11:38-24/01/2014 
Giải mã sự lập trình của tạo hóa (phần I)
Trần Xuân Hoài
LINH HỒN LÀ GÌ ?


Mohamet

Đã từng có khẳng định rằng, ở đâu mà khoa học còn vắng bóng ở đó có đức tin (tín ngưỡng). Cũng chưa hẳn thế, ngay ở những  nơi, những lúc mà khoa học là chủ đạo thì ở đó vẫn có đức tin, có bí ẩn tâm linh song song tồn tại. Mở đầu một năm mới, cũng là lúc thử luận bàn về khoa học và sự huyền bí tâm linh.

Đức Tin 

Với gần một nửa nhân loại đức tin được dành cho một đấng duy nhất, Chúa Trời (God, Alla), đó gọi là tín ngưỡng Đơn Thần. Những nhà tiên tri, đều là người trần, được tôn thờ như là sứ giả của Chúa Trời, mang thông điệp và lời răn của Chúa Trời đến cho con dân của chúa. Từ thuở hồng hoang đến nay, tổng cộng có 25 nhà tiên tri và sứ giả, trong đó 23 của đạo Do Thái, từ Adam là người đầu tiên  đến Yahva (John) là thứ 23, sứ giả thứ 24 là Jesu của Kito giáo và sứ giả thứ 25 là Mohamet của đạo Islam (Hồi) và theo khẳng định của đạo Islam, thì Mohamet cũng là người cuối cùng, từ nay Chúa Trời không gửi sứ giả nào đến nữa. Những lời của Chúa giao cho họ mang đến được  ghi lại trong các Sách mặc khải (revealation Book), ví như Cựu ước của Do Thái, Phúc âm (Gospel) của Jesu hay Q’uran của Mohamet. Với một phần nhân loại còn lại thì đức tin dành cho nhiều thần linh –Đa thần giáo, như Đạo Hindu, Bàlamôn, Bái vật giáo... hoặc dành cho một triết thuyết với người đứng đầu mà họ tôn sùng - Nhân thánh giáo, như Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, Thần giáo v.v. Và nhóm cuối cùng, không dành đức tin cho Chúa, Thần hay Thánh nào cả, chỉ tin vào nhân loại và vũ trụ, họ tự nhận là người Vô thần. Vì là đức tin, đơn giản “tôi tin như vậy” cho nên dù bài xích lẫn nhau, thậm chí đánh giết nhau, nhưng vẫn song song tồn tại. Tất nhiên lại càng không thể bàn đến chuyện luận cứ khoa học của Đức tin. Tuy đã có đầy đủ các hình thức của Đức tin, được giáo huấn đầy đủ về con người và cuộc đời rồi, nhưng con người vẫn liên tục tìm cách khám phá bí mật của đời người. Dù thuộc nhóm đức tin nào, dù muốn hay không, thì với nhân loại, việc tìm cách tiên tri hay tiên đoán mà dân gian gọi là Bói toán, là hoạt động đã tồn tại hàng ngàn năm qua cho mãi đến nay, và có lẽ là một trong những môn cổ nhất lịch sử văn minh nhân loại. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đó là việc cố mò mẫm để giải đoán lập trình của tạo hóa.

VÌ SAO 53 LÀ NĂM HẠN

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=7174
11:38-24/01/2014 
Giải mã sự lập trình của tạo hóa (phần II)
Trần Xuân Hoài
NĂM HẠN , NĂM TUỔI LÀ GÌ ?

(Bạn cần đọc phần "LINH HỒN LÀ GÌ " trước khi đọc phần II)

Chúng ta đang nóng lòng chờ xem bao giờ loài người xây dựng được máy tính lượng tử khổng lồ để giải mã sự lập trình của tạo hóa. Nhưng chờ đến lúc đó thì lâu quá, còn bây giờ thì nhiều người đang lo lắng hỏi nhau những điều cụ thể, gần hơn, ví dụ như:

Tại sao 53 là hạn trung niên? 

61, 69  là tuổi đáng ngại cho người cao niên ?

Để giải bài toán (câu hỏi) này chúng ta thống nhất dựa trên những luận cứ khoa học cổ, kim đã được công nhận là đúng đắn sau đây:

Chân lý chỉ có thể tiệm cận. Mọi lời giải chỉ là gần đúng. Chúng ta ở đây tạm thời chỉ sử dụng phép gần đúng bậc một là phép gần đúng kém nhất. (theo Triết học và Khoa học hiện đại).

Con người là một thực thể của vũ trụ. Sự hình thành và phát triển của con người là do trạng thái của vũ trụ quyết định. (Như quan điểm của Chiêm tinh và Tử vi).

Trạng thái của vũ trụ khi một con người sinh ra là khởi điểm cho sự hình thành và từ đó mà biến đổi và phát triển lên (quan điểm của Kinh Dịch , CA và QCA). Trong quá trình phát triển, nếu có các trạng thái vũ trụ như nhau hoặc gần như nhau thì dạng phát triển ở lần sau là đồng dạng hoặc gần đồng dạng về bản chất với lần trước.