TỘI THẬT VÀ TỘI BỊ XÉT XỬ
Trần Gia Ninh
Tòa đang xử vụ ông La#, thế giới ảo, thế giới thật nóng như nồi lẩu. Thỉnh thoảng trồi lên một vài ý kiến kêu gọi cộng đồng ,ví dụ” CHẤM DỨT SỰ NHẪN TÂM ĐI QUÍ VỊ. Ông Đinh La Thăng bị tòa kết án với tội "cố ý làm trái" chứ hoàn toàn không nói gì về tội tham ô nhũng lạm. Vậy thì có đáng để thỏa sức lên án ông dữ dội đến thế không.” Không ai có quyền chê trách những ý kiến như vậy, nhưng bàn luận để xem đúng sai thế nào thì có thể. Thật ra việc tòa xử tội gì và tội thật của những kẻ phạm tội có thể là hoàn toàn khác nhau. Hãy xem vụ xử ông trùm Al Capone ở nước Mỹ sẽ hiểu rõ.
Alphonse Capone ra đời ngày 17/1/1899.,sau này đổi tên theo kiểu Mỹ thành Al Capone đã khiến cả thế giới phải biết đến vì băng đảng mafia khét tiếng của mình, với những vụ thanh toán không thương tiếc những đối thủ, thậm chí là bạn làm ăn, nếu chúng nghi ngờ kẻ đó cản đường mình. Al Capone có gốc Italia, sinh ra ở Brooklin, New York trong một gia đình lương thiện, không liên quan gì đến mafia Ý. Hắn là một gangster người Mỹ chính hiệu.
Hắn chỉ lấy mô hình tổ chức tội phạm của Italia và biến nó thành một nghiệp đoàn tội phạm theo kiểu Mỹ. Cách nhà gia đình Capone một vài dãy là một tòa nhà nhỏ khá khiêm tốn nằm trên quảng trường Garfield. Đó là trụ sở của một trong những trùm tội phạm khá nổi tiếng của khu Biển Đông, đứng đầu là Johnny Torrio. Hắn là trùm mới nổi nhưng lại đi tiên phong trong việc phát triển mô hình tập đoàn tội phạm hiện đại. Torrio đã có ảnh hưởng khá lớn tới Al và là thần tượng của lớp thanh niên mới lớn nhỗ nghịch ở Brooklin. Al Capone có một gia đình nhỏ với người vợ đẹp và một đứa con nhỏ cần chăm sóc, Al tập trung làm việc nghiêm túc. Hắn chuyển tới Baltimore, làm kế toán cho công ty xây dựng của Peter Aiello. Và Al Capone đã làm rất tốt. Với bản tính thông minh, có cái đầu lạnh và sắc sảo, Al làm việc rất hiệu quả với những con số và được nhiều người tin cậy. Cuộc sống gia đình của Al Capone khá ổn định. Nhưng rồi Al Capone nhận thấy làm nghề kế toán đơn giản như thế này không giàu được nên hắn kết nối lại quan hệ với Johnny Torrio. Lúc này ông trùm Torrio đã mở rộng địa bàn, xây dựng một “đế chế” mở rộng trên nhiều vùng. Tại Chicago, đã là lãnh địa của “lãnh chúa” Torrio. Thành phố Chicago nổi tiếng vì sự phồn thịnh, kéo theo nạn mại dâm đến hỗn loạn. Khi Al Capone tới Chicago vào năm 1920, nền kinh doanh “thân thể” trở nên “ngành công nghiệp” mang lại lợi nhuận tột đỉnh cho giới tội phạm. Cơ hội mở ra cho Al Capone rất là lớn trên các lãnh vực: chơi bài, bảo kê, và cả rượu lậu. Gặp lại Torrio đang khi “sự nghiệp” tội phạm của tên này đang lên như diều gặp gió, Al Capone dường như anh hùng có đất dụng võ. Không còn là cậu nhóc chạy lon ton như những ngày đầu tiên hắn tiếp xúc với giới tội phạm, Al giờ này đã 22 tuổi và rất có “tài năng” trong lãnh vực kinh doanh phi pháp. Tới năm 1921, Al Capone đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực của Torrio, được ông trùm này hoàn toàn tin tưởng giao cho cầm đầu các đường dây và phi vụ làm ăn lớn. Trong công việc, với phong cách vượt trên những định kiến, sẵn sàng kết bạn và thu phục người tài mà không hề phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp…, Al Capone ngày càng có vị thế trong việc quản lý .Và hắn đã trở nên cực kỳ giàu sang. Trong cộng đồng dân cư Al sống, hắn luôn cố gắng gầy dựng danh tiếng, ra tay giúp người để thu phục về làm cho mình. Càng dấn sâu vào con đường phạm tội, hắn càng lý tưởng hóa gia đình mình trong con mắt những người hàng xóm.
Hắn chỉ lấy mô hình tổ chức tội phạm của Italia và biến nó thành một nghiệp đoàn tội phạm theo kiểu Mỹ. Cách nhà gia đình Capone một vài dãy là một tòa nhà nhỏ khá khiêm tốn nằm trên quảng trường Garfield. Đó là trụ sở của một trong những trùm tội phạm khá nổi tiếng của khu Biển Đông, đứng đầu là Johnny Torrio. Hắn là trùm mới nổi nhưng lại đi tiên phong trong việc phát triển mô hình tập đoàn tội phạm hiện đại. Torrio đã có ảnh hưởng khá lớn tới Al và là thần tượng của lớp thanh niên mới lớn nhỗ nghịch ở Brooklin. Al Capone có một gia đình nhỏ với người vợ đẹp và một đứa con nhỏ cần chăm sóc, Al tập trung làm việc nghiêm túc. Hắn chuyển tới Baltimore, làm kế toán cho công ty xây dựng của Peter Aiello. Và Al Capone đã làm rất tốt. Với bản tính thông minh, có cái đầu lạnh và sắc sảo, Al làm việc rất hiệu quả với những con số và được nhiều người tin cậy. Cuộc sống gia đình của Al Capone khá ổn định. Nhưng rồi Al Capone nhận thấy làm nghề kế toán đơn giản như thế này không giàu được nên hắn kết nối lại quan hệ với Johnny Torrio. Lúc này ông trùm Torrio đã mở rộng địa bàn, xây dựng một “đế chế” mở rộng trên nhiều vùng. Tại Chicago, đã là lãnh địa của “lãnh chúa” Torrio. Thành phố Chicago nổi tiếng vì sự phồn thịnh, kéo theo nạn mại dâm đến hỗn loạn. Khi Al Capone tới Chicago vào năm 1920, nền kinh doanh “thân thể” trở nên “ngành công nghiệp” mang lại lợi nhuận tột đỉnh cho giới tội phạm. Cơ hội mở ra cho Al Capone rất là lớn trên các lãnh vực: chơi bài, bảo kê, và cả rượu lậu. Gặp lại Torrio đang khi “sự nghiệp” tội phạm của tên này đang lên như diều gặp gió, Al Capone dường như anh hùng có đất dụng võ. Không còn là cậu nhóc chạy lon ton như những ngày đầu tiên hắn tiếp xúc với giới tội phạm, Al giờ này đã 22 tuổi và rất có “tài năng” trong lãnh vực kinh doanh phi pháp. Tới năm 1921, Al Capone đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực của Torrio, được ông trùm này hoàn toàn tin tưởng giao cho cầm đầu các đường dây và phi vụ làm ăn lớn. Trong công việc, với phong cách vượt trên những định kiến, sẵn sàng kết bạn và thu phục người tài mà không hề phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp…, Al Capone ngày càng có vị thế trong việc quản lý .Và hắn đã trở nên cực kỳ giàu sang. Trong cộng đồng dân cư Al sống, hắn luôn cố gắng gầy dựng danh tiếng, ra tay giúp người để thu phục về làm cho mình. Càng dấn sâu vào con đường phạm tội, hắn càng lý tưởng hóa gia đình mình trong con mắt những người hàng xóm.
Từ khi William E. Dever về kế nhiệm chức thị trưởng của “Big Bill” Thompson, thời của Al không kéo dài được lâu. Ngay khi nhậm chức, William đã bắt đầu chiến dịch cải tổ hành chính và luật lệ điều hành trong thành phố. Đi cùng với đó là những hoạt động liên quan tới tham nhũng, đút lót và bán rượu trở nên khó khăn hơn. Torrio và Capone quyết định đưa tất cả những hoạt động “kinh doanh” của mình ra khu ngoại ô Cicero, nơi cảnh sát và chính quyền dễ bị mua chuộc hơn.
Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cái tên Robert St-John một phóng viên năng nổ, nhiệt huyết của tờ Cicero Tribune, thời kỳ thống trị Cicero của Al bắt đầu gặp trở ngại. Robert St-John liên tục có phóng sự miêu tả chi tiết các hoạt động bẩn thỉu của Al Capone. Những bài báo ấy làm cho 2 ứng cử viên hội đồng thành phố được Al tài trợ phải lo sợ trước khi bước vào vòng bầu cử sơ bộ đầu năm 1924.
Sự việc trở nên tồi tệ, người của Al đã bắt cóc những người hoạt động cho ứng cử viên đối lập và phá hoại cuộc bầu cử bằng bạo lực. Al cho bắt cóc rồi giết hại một sĩ quan cảnh sát, đồng thời ăn cắp hòm phiếu. Chung cuộc, Capone giành được phần thắng trong đợt bầu cử tại Cicero. Để trả thù cho một đàn em bị một tay anh chị tên là Joe miệt thị, Al Capone đã tự tay bắn chết Joe trước sụ chứng kiến của nhiều người. Vì vụ giết người này, William H. McSwiggin, người được mệnh danh là “công tố viên thích treo cổ”, quyết tâm bắt giam bằng được Al Capone. Nhưng sự mẫn cán không đủ giúp William giành chiến thắng bởi các nhân chứng của vụ việc bỗng nhiên… quên hết những gì họ đã nhìn thấy. Không bằng cớ, không nhân chứng, vụ giết người này không nói lên được điều gì. Nói cách khác, ông trùm Al hoàn toàn có thể ung dung rửa tay thể hiện sự vô tội của mình. Chỉ trong vòng 4 năm ở Chicago, 25 tuổi, Al đã là trùm tội phạm vô cùng giàu có và đầy thế lực, xây dựng và củng cố được mạng lưới “pháp luật” của riêng mình. Hắn đã là ông chủ của thành phố Cicero trong các hoạt động kinh doanh giải trí, bảo kê và mại dâm. Nhờ mối quan hệ với ông chủ một tờ báo là Harry Read khiến Al hiểu rằng nếu muốn đạt tới đỉnh cao hơn nữa, hắn phải trở nên quan trọng đối với mọi người. Read khuyên Al tham gia các hoạt động xã hội công khai như những buổi lễ hội, sự kiện thể thao, từ thiện… Và quan trọng là tỏ ra thật “dễ thương” trước công luận.
Kể từ đó, hắn xuất hiện thường xuyên ở các buổi biểu diễn Opera, tại những buổi tiếp tân long trọng và những dạ hội từ thiện. Vui vẻ, hào phóng, thành đạt, luôn giúp đỡ người nghèo… tất cả giúp ông trùm trở nên vô cùng đáng kính trọng.
Và một mặt nữa là phải có ảnh hưởng về chính trị. Vì lý do đó mà hầu như ngày nào, Capone cũng tới nơi hội đồng thành phố họp. Hắn dùng quyền lực đen của mình để làm những việc chứng tỏ mình lúc nào cũng sẵn sàng thực thi công việc nào của cộng đồng và không hề sợ hãi gì.
Luôn khoác trên mình bộ vest sang trọng, phong cách trầm tĩnh và nhiệt tình với cộng đồng, hăng hái xuất hiện trước công chúng, Al Capone đang làm một điều mà những ông trùm tội phạm luôn muốn lẩn tránh. Và quả thật trong con mắt dân chúng, Al Capone thật đáng ngưỡng mộ.
Ngày 27/4, luật sư Billy McSwiggin, công tố viên đã từng buộc tội Capone vào năm 1924 về tội giết Joe Howard bị giết . Capone biến mất. Dù ai cũng biết rằng Al chính là thủ phạm gây nên cái chết của luật sư McSwiggin và điều này khiến công chúng rất phẫn nộ nhưng trước pháp luật, vẫn chưa có bằng chứng hay nhân chứng rõ ràng nào chứng minh việc này. Điều đặc biệt là sau một khi làm “người hùng” chuyên chăm lo cho các cộng đồng nhập cư thì ngày 28/7/1926, Al quyết định ra đầu thú về cái chết của luật sư McSwiggin. Những áp lực của nhiều cộng đồng dân cư – những người “yêu mến” và biết ơn Al, cộng thêm sự “lo lắng” của các quan chức trong ngành cảnh sát, Al Capone đã tránh được vòng tù tội.
Chương trình cải cách của cựu thị trưởng Mayor Dever thất bại đã dẫn tới sự “lên ngôi” của thế giới ngầm trong xã hội Chicago, cụ thể là chúng chiếm vai trò khá quan trọng trong cuộc bầu cử năm 1927. “Bill lớn” Thompson, cùng với sự may mắn của mình đã được giới tội phạm tài trợ trong các nỗ lực tranh cử đã trở lại chính trường. Dường như thành phố mãi mãi sẽ bị chi phối bởi giới tội phạm.
Một lần Al đã nói trước báo chí:”Tôi luôn đặt mục tiêu phục vụ cộng đồng. Gần 90% dân Chicago suốt ngày chơi đùa và uống rượu, hưởng dịch vụ giải trí, rượu chất lượng cao mà tôi cung cấp. Trong khi đó, tôi lại không được tôn trọng chỉ vì tôi giàu có”.
Tình hình trở nên vô cùng bạo động và hỗn loạn. Đang đứng trên cương vị thị trưởng nên Bill Thompson, kẻ tham nhũng hạng nặng, phải chịu trách nhiệm về con số những nạn nhân, trong đó có cả một chính khách là đối thủ của y. Tuy nhiên Al Capone, lúc này vẫn đang ở Florida, lại là người phải giơ đầu chịu báng trước sự nghi ngờ của dư luận. Báo chí phê phán giới xã hội đen kịch liệt. “Chưa có tên tội phạm nào giống như Al Capone. Hắn là kẻ lịch lãm, thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội nhưng cũng trơ tráo, sống cuộc sống hưởng thụ trước các tội ác. Hắn đóng vai của một nhà triệu phú có khả năng dạy cho các doanh nhân kinh doanh chứng khoán tại Wall Street những bài học về kinh doanh tại Mỹ. Không ai là không biết đến hắn”. Nhưng trước sự ngạo mạn và ngông cuồng thái quá của ông trùm, dư luận phẫn nộ tới mức tai tiếng của Al Capone đã bị tới tai của tổng thống Herbert Hoover. “Tôi ra lệnh tất cả các cơ quan của lực lượng Liên bang tập trung giám sát Capone và những đồng mình của ông ta”, tổng thống Mỹ Hoover ra lệnh.
Đầu tháng 3/1929, tổng thống Hoover yêu cầu Andrew Mellon, thư ký kho bạc nhà nước, đưa Capone ra trước pháp luật: “Anh đã có được gã Capone chưa? Tôi muốn người này phải vào tù”.
Chỉ vài ngày sau, Al Capone bị triệu tập tới tòa án tối cao ở Chicago nhưng hắn dường như chưa lường trước được sự trầm trọng của vấn đề và quyền lực mà hắn sẽ phải đối mặt. Hắn nghi ngờ những kẻ đã bán đứng hắn, nên vẫn hành xử như một ông trùm không ai dám động vào. Nhà văn E. Kobler miêu tả “Al mời 3 vị khách quý tới nhà mình ăn tối. Ngồi trên đầu bàn, Capone thoải mái cười một cách đầy sảng khoái, không ngớt chúc tụng: “Nào, chúc mừng Scalise! Chúc mừng, Anselmi! Chúc mừng, Giunta!” . Capone là kẻ thích làm theo lối truyền thống, cứ đãi khách trước rồi hành quyết sau. Các vị khách Sicilia không làm cách nào tự vệ được, lần lượt để mặc bộ hạ của Capone trói gô vào ghế. Capone đứng dậy, thong thả cầm một cây gậy đánh bóng chày, lững thững bước tới chiếc ghế của vị khách đầu tiên. Dừng lại, từ phía sau, bằng cả hai tay, Al giơ cao chiếc gậy và đập xuống lưng vị khách bằng tất cả sức lực của mình. Từ từ và có phương pháp, hắn đập nát xương vai, xương tay và xương ngực của vị khách quý. Hắn bước tiếp đến sau ghế của vị thứ hai, rồi tới vị thứ ba… Cuối cùng, một trong các vệ sĩ của Capone kê súng lục vào gáy của từng người và bóp cò…” Ai cũng biếtchính tay Al đã giết ba người, vậy nhưng vẫn không thể kết tội y. Không bằng chứng, không nhân chứng. Công lý không lẽ bó tay nên phải tìm cách khác.
Mellon, người chỉ huy trong vụ điều tra tìm ra bằng chứng kết tội Al Capone đã quyết định thực hiện hai mũi: Thu thập bằng chứng về hành vi trốn thuế của Al và việc hắn phạm luật cấm nấu và bán rượu. Một khi các chứng cứ đã được tâp hợp đầy đủ, các nhân viên của Kho bạc sẽ trình cho Tổng Chưởng lý Georges E.Q. Johnson và yêu cầu ông này ra lệnh bắt Capone cùng một số nhân vật chủ chốt trong mạng lưới tổ chức của hắn.
Nhiệm vụ thứ nhất: thu thập đầy đủ các bằng chứng phạm luật cấm nấu, bán rượu của Al Capone được giao cho Eliot Ness. Eliot đã tập hợp những người nhiều khả năng nhất, sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh mà Tổng thống Hoover đề ra. Lúc đó, Mellon vẫn còn lo rằng chưa thể kết tội Capone về tội phạm luật cấm nấu, bán rượu, nhưng ông tin chắc rằng có thể kết Capone về tội trốn thuế thu nhập.
Từ đây, Al Capone chính thức trở thành “Kẻ thù số 1 của công chúng”. Sự sỉ nhục đối với Al lần này thật lớn, hắn hầu như không còn gì nữa trong mắt người dân Mỹ.
Al Capone đi xem phim ở Philadelphia. Khi bộ phim kết thúc, có 2 thám tử đang đợi hắn phía bên ngoài. Al Capone bị bắt và tạm giam vì mang vũ khí bị cấm. Hắn bị giam giữ ở đây cho tới ngày 16/3/1930. Giữa tháng 3/1930, Al Capone được ra tù trước thời hạn một vài tháng vì thái độ tốt.
Cùng lúc đó, Eliot Ness trở nên ngày càng thành công trong việc theo dấu và đóng cửa các nhà chứa của Capone. Ông kiếm được rất nhiều bằng chứng đầy ấn tượng về việc vi phạm luật cấm nấu và bán rượu của Mỹ. Ông quyết định sẽ sử dụng những bằng chứng này tại toà để chống lại Al Capone nếu không kết được hắn về tội gian lận về thuế. Chiến dịch của chính phủ chống lại Capone kết thúc vào mùa xuân năm 1931. Luật pháp Mỹ quy định rằng, khi tìm được chứng cứ thì phải xét xử, không được để vụ án kéo dài quá 6 năm. Và vì thế các chứng cứ về vụ án của Al Capone được thu thập từ năm 1924 phải được đưa ra làm căn cứ xét xử xong trước ngày 15/3/1931.
Ngày 13/3, Tòa đại hình liên bang họp về việc chính quyền Mỹ buộc tội Capone trốn 32.488 USD tiền thuế trong năm 1924. Tòa quyết định khởi tố hắn, nhưng không thông báo tin này ra ngoài.
Ngày 5/6, Tòa đại hình họp trở lại và buộc Capone 22 tội, chủ yếu là trốn thuế với số tiền lên tới 200.000 USD. Một tuần sau đó, lời buộc tội thứ ba được đưa ra dựa vào những chứng cứ đã thu thập được của Ness và cộng sự. Nếu bị kết án với đủ bằng chứng, Capone nhiều khả năng phải chịu 34 năm tù. Thấy rõ trước tương lai không mấy sáng sủa của thân chủ, các luật sư của Capone đã gặp và đưa ra một đề nghị với công tố viên Johnson: Capone sẽ nhận tội để đối lấy việc hắn được xử một mức án nhẹ. Johnson, trước đó đã thảo luận việc này với Irey và Giám đốc mới của Kho bạc Mỹ là Ogden Mills, chấp nhận đề nghị này và cho biết Capone sẽ phải chịu mức án 2-5 năm. Tuy nhiên, việc thỏa thuận giữa đàn em của Al với chính quyền đã bị bại lộ khiến báo chí lấy làm vô cùng tức giận và đả kích mạnh mẽ mức án quá nhẹ mà ông trùm tội phạm sắp lĩnh.
Ngày 16/6, Al Capone ra tòa với gương mặt rất vui vẻ và tự mãn. Ông trùm mau mắn nhận tội khi xét xử và thẩm phán Wilkerson đã hoãn việc tuyên án tới ngày 30/6. Phiên tòa biết trước mức án này khiên hắn rất thỏa mãn và khoe với báo giới rằng có một hãng phim đang đề nghị làm phim về cuộc đời hắn.
Tuy nhiên, Thẩm phán Wilkerson lại dành cho Al một bất ngờ khá lớn. Ông tuyên bố không chấp nhận Capone nhận tội. Hắn phải rút lại lời thú tội của mình và chờ đến lúc bị đem ra xét xử vào ngày 6/10 năm đó.
Đây là một cú sốc đối với Al Capone. Bản thỏa hiệp đã bị bác bỏ khiến Al tỏ rõ sự lo lắng.
Trong thời gian đợi phiên tòa xét xử vào 6/10, Al được đàn em đóng tiền tại ngoại và ở trong khu biệt thự riêng tại Lansing, Michigan. Dù vẻ ngoài tỏ ra thư thái và thảnh thơi, hắn và tổ chức của mình ra sức rải tiền, hối lộ các thành viên bồi thẩm đoàn bằng mọi cách, dù đê tiện nhất có thể.
Thám tử Wilson tỏ ra lo lắng về việc này và cùng với Johnson tới gặp thẩm phán Wilkerson với bằng chứng rằng Al Capone đã đưa hối lộ cho họ và nếu có người không nhận, ông trùm sẽ ra tay đe dọa, khống chế.Thẩm phán Wilkerson không hề ngạc nhiên cũng không tỏ vẻ quan tâm lắm tới việc này: “Hãy mang bằng chứng của các ông tới tòa theo dự tính. Phần còn lại để cho tôi lo”.
Ngày 6/10/1931, 14 thám tử áp giải Capone ra trước tòa. Các biện pháp an ninh trong khu vực xét xử được tăng cường. Capone được đưa vào tòa qua một hành lang ngầm dưới đất rồi tới một chiếc thang máy chở hàng.
Ông trùm tội phạm ăn mặc khá tươm tất với chiếc sơ mi màu xanh. Lần xuất hiện này trước tòa, hắn không còn vẻ mặt tự mãn như lần trước, trên người không mang những đồ trang sức đắt tiền. Phiên xử thu hút đông đảo dư luận theo dõi. Các tòa báo lớn đều sẵn sàng đưa tin xử ông trùm lên đầu trang, cử phóng viên giỏi nhất của báo mình theo dõi và phỏng vấn ông trùm. Câu hỏi nhiều nhất dành cho Al Capone là: “Ông có lo sợ không?”.
“Lo sợ?” Al trả lời với nụ cười nhếch mép “Ai mà chẳng sợ chứ”. Vào giây phút đó, hắn vẫn cảm thấy khá tự tin. Hắn yên tâm rằng tổ chức của mình đã mua hết được các thành viên của bồi thẩm đoàn và tất cả những gì hắn phải làm chỉ là thể hiện sự lịch sự, tôn trọng tòa cho tới khi được tuyên trắng án. Hắn nghĩ mình sẽ thắng; phát biểu trước báo giới, hắn tuyên bố sẽ không hận thù gì họ, hắn hiểu họ phải làm việc của mình.
Đoàn thẩm phán gồm Tổng chưởng lý Georges E. Q. Johnson, một người cao lớn đeo cặp kính gọng sắt, và các thẩm phán Samuel Clawson, Jacob Grossman, Dwight Green và William Froelich. Một nhà báo đã so sánh đây là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Johnson và Capone: “Khuôn mặt nặng nề nhâng nháo của Capone, những nếp thịt nổi gồ lên sau lần cổ áo của hắn như đối lập lại hoàn toàn với vẻ gày gò của Johnson và sự khô cứng trong từng cử động của người thực thi pháp luật”.
Thẩm phán Wilkerson vào phòng xử, không đội bộ tóc giả thường được dùng trong các phiên tòa. Ông làm cả phòng xử án phải sững sờ khi tuyên bố: “Thẩm phán Edwards đang phải điều hành một vụ xử án diễn ra ngày hôm nay. Hãy đưa ban hội thẩm của tôi tới cho ông Edwards và đưa ban hội thẩm của ông ấy sang chỗ tôi”.
Trước quyết định chưa bao giờ có và cực kỳ táo bạo của thẩm phán Wilkerson, mọi người tại phiên tòa bị sốc nặng. Trong đó, không ai choáng váng bằng Al Capone và luật sư Michael Ahern của hắn. Các thành viên trong ban bồi thẩm đoàn mới này hầu hết là những người da trắng đến từ các miền quê. Họ chưa bao giờ nằm trong danh sách được “chăm sóc” hay hối lộ của ông trùm Al Capone. Sự khôn ngoan của thẩm phán Wilkerson đã sắp xếp và giữ kín mọi việc đến tận giây phút chuẩn bị phiên tòa xét xử khiến tổ chức của Al không kịp trở tay, đảm bảo cho sự công bằng cho phiên xử. Ngày 17/10, tổng chưởng lý Johnson đã ngầm gợi ý danh sách các thành viên bồi thẩm đoàn xuất thân từ nông dân giống như ông cho thẩm phán Wilkerson. Sau lời phát biểu mở đầu, ông quay sự chú ý sang Al Capone, lúc này vẫn chưa hết choáng váng vì đòn bất ngờ của vị thẩm phán: “Tôi hơi bất ngờ về cách thức mà người này sử dụng để tạo nên vầng hào quang đầy bí ẩn và lãng mạng xung quanh ông ta. Người này là ai? Người này là ai mà trong suốt nhiều năm dài, chúng ta coi như là quý ông triệu đô. Phải chăng ông ta may mắn tìm được một kho vàng phía cuối chân trời. Hay người này chính là Robin Hood như thuộc hạ của ông ta hằng ca tụng? Không. Ông ta không thể là Robin Hood của dân nghèo khi sẵn sàng mua cái thắt lưng đính kim cương trị giá 8.000 đô la, bỏ ra 6.500 đô la cho một bữa ăn? Liệu số tiền đó có tới bàn tay của những người nghèo, những người thất nghiệp? Không, nó tới lâu đài ở đảo Palm.
Phải chăng ông ta mua chiếc áo sơ mi giá 27 USD để tặng cho những người đang phải run rẩy tại khu Wacker tránh cái lạnh ban đêm? Không.
Tại bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ nơi nào, bị cáo này đều xuất hiện với vầng hào quang của một doanh nhân thành đạt. Hình tượng mà chúng ta luôn nhìn thấy về người này là: không có thu nhập, nhưng lại luôn mang trên mình thắt lưng đính kim cương, những chiếc áo sơ mi trị giá hàng chục đô la, đồ đạc trong căn hộ trị giá hàng trăm nghìn đô la. Vậy mà luật sư bào chữa luôn miệng khẳng định rằng người này không hề có nguồn thu nhập nào. Vậy những tài sản ông ta có ở đâu mà tới?”
Khi Capone rời khỏi phòng xét xử, một sĩ quan của tòa án tới lấy đi những đồ trang sức trên người hắn để trừ vào khoản tiền mà hắn bị phạt do trốn thuế. Al Capone bùng lên vì giận dữ, lao vào tấn công viên sĩ quan nhưng bị những người khác chặn lại.
Khi nói lời cuối cùng, Al Capone nhìn Ness và nói: “Tôi đang chuẩn bị thi hành bản án 11 năm. Tôi sẽ thực hiện tất cả. Tôi không thù hận bất cứ ai. Một số người gặp may mắn. Tôi thì không. Dù sao thì công việc cũng khiến tôi phải chi quá nhiều tiền bạc, lúc nào cũng phải hối lộ cho các phi vụ buôn xe và bia. Họ làm cho chúng trở nên đúng luật”.
Ness trả lời khi Al Capone quay lưng bước đi: “Nếu nó là đúng luật thì ông chẳng còn muốn làm gì với nó nữa”.
*******************************
Vậy đấy, Al Capone, từ một anh chàng kế toán trở thành một tay trùm mang đầy tội ác, nhưng nước Mỹ chỉ xử được y với tội trốn thuế. Nhưng kết cục là cái quan trọng nhất: Tội ác phải trả giá và bị ngăn chặn. Xử tội gì là không quan trọng.
Nhóm tội phạm dầu khí-xây dựng- giao thông ở VN chỉ bị xử với tội cố ý làm trái, nhẹ hều, cũng không phải là quan trọng, cái quan trọng mà dân chúng phải nghi ngờ là có ngăn chặn và bắt trả giá cho những tội ác thật sự của bọn họ gây ra cho dân tộc, cho đất nước. Ai thương cảm hay ghét bỏ cứ tự do mà phát biểu, không ai ngăn cả cả. Hiểu rõ bản chất mới là điều chính yếu.
PS: STT này sử dụng tư liệu và bài viết của nhiều tác giả bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa