Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI



Trần Định cám ơn tất cả các Anh Chị và các Bạn về những đồng thuận và sẽ còn cả tranh luận với chúng tôi trong tương lai trước mặt. Thiết nghĩ, đây là tấm lòng cháy bỏng của chúng tôi hưởng ứng chủ trương toàn Dân góp ý dự thảo Hiến Pháp của đảng cầm quyền. Trên dặm dài của cuộc chơi chữ nghia đầy khăn khó, hẳn sẽ không tránh được những vấp ngã đau thương hoăc tai nạn ngoài ý muốn, chúng tôi thành tâm mong đợi sự dạy bảo và tiếp tục chia sẻ của Quý Độc giả.
Chỉ còn có hơn một giờ nữa là Năm Mới ào vào mọi nhà. Kính chúc Quý Độc giả, các Bloger đồng chí hướng An Lành, Hạnh Phúc và tràn đầy Hạnh Phúc với những khúc du dương của âm nhạc Vecdi luôn đồng hành trong cuộc đời.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Sự Biến Hóa của Dân Chủ và Độc tài trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992





Sự Biến Hóa của Dân Chủ và Độc tài trong
dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
 (Thư ngỏ gửi Giáo sư Vật lý Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago)

Lời mở đầu
      Tại Đại học danh tiếng Chicago có hai giáo sư người Việt nổi tiếng, nhà Toán học Ngô Bảo Châu và Nhà Vật lý lý thuyết Đàm Thanh Sơn, đó là niềm tự hào của bao người dân Việt. Chúng tôi lại càng thêm trân trọng Giáo sư Đàm Thanh  Sơn, khi Giáo sư đã thành tâm góp ý cho Dự thảo hiến pháp sửa đổi 1992 và cũng không ngần ngại khi phản ứng với ban dự thảo về sự cắt xén ý kiến của  giáo sư. Thái độ rõ ràng như thế là quá đủ chứng tỏ phẩm cách một trí thức nên những dòng dưới đây chúng tôi hoàn toàn không bàn về việc này nữa. Chúng tôi e ngại rằng, nếu không viết thư ngỏ này cho Giáo sư, thì ngay những lời lẽ thể hiện sự thành tâm góp ý của Giáo sư cũng có thể được sử dụng cho một mục đích nào đó khác hơn.Và như thế thì tai hại khôn lường không chỉ cho danh tiếng của giáo sư mà còn là hậu họa cho dân,cho nước. Vì lý do đó , một nhóm nhỏ nhà khoa học, chuyên gia về Ngôn ngữ, Toán,Vật lý, Điện tử...đều là những người hâm mộ và yêu mến Giáo sư, đã đọc kỹ ý kiến của Giáo sư, và ủy nhiệm tôi thay mặt cả nhóm gửi thư ngỏ này đến Giáo sư và mọi người quan tâm. Thư ngỏ này gồm hai phần. Phần đầu là nói về phép biến hóa Dân chủ- Chuyên chính (Độc tài) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung phần này là ghi lại ý kiến của nhiều chuyên gia nói trên phân tích ,luận giải. Còn tôi chỉ là người sửa chữa câu văn. Phần sau, Vĩ thanh, là chút ý kiến của riêng tôi , một nhà báo, chia sẻ với Giáo sư.

Nhà báo Trần Định
Nguyên PV, BTV chính VNP-TTXVN
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
 ***************************
Kính gửi GS Vật lý lý thuyết Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago
Góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Giáo sư đã hết sức chân thành khi viết rằng:  Tôi rất vui mừng khi thấy Điều 1 của bản này khẳng định Việt Nam là một nước Dân Chủ
Quả thật ,GS đã nhận xét

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Một hoạt động Dân Chủ đích thưc



            Một hoạt động Dân Chủ đích thưc trong bối cảnh thời sự chính trị cực “hót” liên quan đến tương lai của Đất Nước và tồn vong của đảng cầm quyền. Hoạt động này bao hàm cả hai tính - Sự kiện và vấn đề - vốn là hai thuộc tính cốt lõi làm nên mọi loại hình báo chí thuộc bất kỳ hệ thống chính trị xã hội nào.
           Vậy mà hơn bảy trăm tờ báo chính thức của Việt Nam không đưa tin, tường thuật và giới thiệu dự thảo rất Mới này (xin đọc trên Bauxit Việt Nam, Basam). Thử hỏi các vị TBT của đội ngũ báo chí này có là những người xứng đáng mang theo mình danh xưng nhà báo hay không hay chỉ là những công chức làm báo vì ghế và giữ ghế hay sợ  mất quyền lợi và không được phát sổ hưu và không được nhận tiền Tết của Dân do một nhóm quyền lực ban phát???...
             Chúng tôi xin phép trang Fb “Chính luận” đăng tải lại bài tường thuật này để hầu góp thêm thông tin cho bạn bè của chúng tôi.
Ngàn Sâu Trần (Facebook)

Chính trị - xã hội: Tường thuật cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu các nhân sĩ trí thức kí tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Tường thuật cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu các nhân sĩ trí thức kí tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Written By chinh luan on Tuesday, February 5, 2013 | 4:29 AM

Bình luận của Huy Đức: Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (1992-2002) hiểu rõ lịch sử sao chép (từ phe xã hội chủ nghĩa) của Hiến pháp 1959, 1980, ông là Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, Trưởng ban soạn thảo Bộ luật Dân sự… Việc ông làm Trưởng đoàn đại biểu trí thức trình bản kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về dân chủ của những đảng viên cao cấp và đặc biệt cho thấy, những ai có trách nhiệm với đất nước sẽ không thể ngồi yên để những tư duy đã chết chi phối tiến trình hình thành nền tảng pháp lý cho tương lai của Việt Nam.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp cho
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông
Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.