Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

 CHUYỆN RIÊNG TƯ của NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG


TRƯỚC HẾT LÀ CHUYỆN TÌNH ÁI CỦA VÀI CHÍNH TRỊ GIA NỔI TIẾNG

Hôm qua 5/5 là ngày sinh của ngài Mác (1818-1883). Các tín đồ Marxist đến viếng mộ ngài ở nghĩa trang Highgate London chắc không để ý rằng trong nghĩa trang đó có mộ của một phụ nữ tên là Helene Demuth (1820-1890) liên quan đến chuyện tình ái của Marx và Jenny

Về hoàn cảnh cá nhân, Karl Marx chỉ là nhà báo nghèo gốc Do Thái nhưng cưới vợ là Johanna Jenny von Westphalen( 1814-1881), con nhà quý tộc Phổ (Prussia), hơn Marx 4 tuổi.

Đằng nội Jenny có các quan chức cao cấp, còn họ ngoại (Wishart) là quý tộc Scotland, trực hệ của vua James I Stuart. Dù bị gia tộc phản đối quyết liệt, nhưng Jenny vì tình yêu với chàng thanh niên Karl, nàng đã bất chấp và kết hôn với Marx vào năm 1843.

Chính sự không bình đẳng về gia thế là vấn đề cho cuộc đời hai người. Gia đình Jenny từ chối trợ cấp tài chính cho họ.

Cả hai đều không biết kiếm tiền nhưng cố sống theo phong cách nhà giàu và mọi việc trong nhà đều cần đầy tớ.

Helene Demuth (1820-1890) là con gái một người thợ làm bánh, từ tuổi nhỏ đã làm hầu gái cho Jenny, và cùng gia đình Marx sang Anh.

Marx làm Helene có thai cùng lúc vợ ông Jenny mang thai con gái Jenny Eveline Frances tức Franziska. Bé này chết khi chưa đầy một tuổi năm 1852.

Nhưng bé trai Freddy con của Marx do Helene sinh ra khoẻ mạnh năm 1851 ở căn nhà 28 Dean Street, Soho.

Để 'chạy tội' cho bạn, Engels đã nhận với Jenny rằng ông là cha của Freddy. Chẳng những giúp chạy tôi, F. Engels cũng là người trợ cấp tài chính cho gia đình Marx sống nghèo khổ suốt từ khi tị nạn ở Anh cho đến lúc chết.


Khác với Marx, F.Engels (  ta quen đọc theo tiếng Pháp là Ănghen 1820-1895), nhân vật thứ nhì chỉ sau Karl Marx trong giới cộng sản tiền bối, lại khác hoàn toàn: vừa hưởng thụ và giỏi kiếm tiền, vừa theo đuổi lý tưởng. Engel là người rất phóng khoáng trong chuyện ái tình mà không cần hôn nhân. 

Cô gái nghèo người Ireland làm trong xưởng dệt, Mary Burns đã thành tình nhân của chàng trai người Đức. Engels không bao giờ muốn công khai quan hệ với Mary Burns.

Có thể vì họ còn đều rất trẻ: Engels sang Anh lần đầu mới là một thanh niên 22 tuổi, và Mary mới 18.

Gia đình ông theo đạo Tin Lành - người cha là ông chủ, mẹ là quý tộc (Elise von Haar) - hẳn không muốn con trai lấy cô gái bình dân, chỉ tạm biết mặt chữ, lại theo Công giáo.

Sau khi trở lại Anh, Friedrich Engels sống với Mary Burns trong thập niên 1850 ở Ardwich, Manchester và với em gái Lizzy (kém chị sáu tuổi), với danh phận cô hầu phòng. Khó có thể nói là ông không chung sống với cả hai chị em nhà Burns cùng một lúc. Vì ông là con trai chủ nhà máy, Engels vẫn sinh hoạt trưởng giả, độc thân, tham gia Câu lạc bộ Albert (mang tên chồng của Nữ hoàng Victoria), dự Cheshire Hunt và cũng không ngán ngại những cuộc chơi thâu đêm ở Paris hoa lệ. Hơn nũa ngay sau khi Mary qua đời, Lizzy trở thành người tình công khai của Engels.

Ước nguyện của Lizzy khi hấp hối là được trở thành người phụ nữ có chồng, chỉ vài giờ trước khi bà tắt thở, vào tháng 9 năm 1878, Engels đã đồng ý cưới người phụ nữ này.

Và tất nhiên cặp vợ chồng này không bao giờ ly hôn được nữa. Có thể nhiều người không thích chủ thuyết của ông, nhưng có lẽ đàn ông đều ngưỡng mộ quan điểm phóng khoáng của ông về tình yêu, tình dục và hôn nhân !


GIỜ ĐẾN LƯỢT CÁC NHÀ KHOA HỌC TÊN TUỔI

A. EINSTEIN choi sáng thế nào thì ai cũng biết, nhưng ít ai biết mặt tối tình ái của ông. Vợ ông,

Mileva, một người dân tộc Serb, hơn Einstein bốn tuổi và đi tập tễnh bẩm sinh. Cô là người phụ nữ duy nhất học vật lý tại viện ETH Zurric, Thuỵ sĩ. Khi lần đầu gặp nhau chàng 17 và nang 21. Tình yêu của họ là một tình yêu hiện đại thời bấy giờ khi Tình yêu vật lý và tình yêu dành cho nhau song hành với nhau.

“Tôi sẽ hạnh phúc và tự hào biết bao”, Albert viết, “khi cả hai chúng tôi đã cùng nhau hoàn thành xuất sắc công việc  về Chuyển động tương đối tính ( tức thuyết tương đối hẹp sau này )! 

Trước sự phản đối kịch liệt của mẹ, Einstein đã phớt lờ và vẫn quyết dành tình yêu cho Mileva. Chuyện kể rằng , Einstein đã vẽ một bức phác thảo bàn chân của anh ấy gửi cho Mileva để cô có thể đan tất cho anh ấy. Trong những bức thư của Einstei gửi Mileva, ta thấy rõ cô ấy vừa là người tình vừa là người bạn tri kỉ. Bà đã tìm kiếm dữ liệu khoa học cho Einstein, gợi ý. chứng minh, kiểm tra các tính toán của mình và sao chép các ghi chú và bản thảo. Năm 1902, họ đã đi xa hơn,  Mileva sinh một bé gái ngoài giá thú với Einstein. Người ta tin rằng cô bé ấy đã được cho làm con nuôi. Mileva và Einstein kết hôn năm 1903, Hans Albert và Eduard ra đời. Trong những năm nuôi dạy trẻ bận rộn đó, Einstein đã đưa ra một số lý thuyết quan trọng nhất của mình. Năm 1905, ông xuất bản ba bài báo cơ bản, về hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown, và sau đó, một tháng, về thuyết tương đối hẹp. Sau khi thành danh, từ năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với em họ của mình, Elsa Einstein Lowenthal. Einstein đã viết cho Elsa vào năm 1913, rằng '' Mileva là một sinh vật không thân thiện, không hài hước. '' Trong một bức thư khác, ông viết: '' Tôi coi vợ mình như một nhân viên mà tôi không thể sa thải. Tôi có phòng ngủ riêng và tránh ở một mình với cô ấy. '' Năm 1914, ông và Mileva ly thân, và cuối cùng Mileva bị suy nhược thần kinh.  Năm 1918, Einstein một lần nữa yêu cầu Mileva ly hôn, ông hứa: 'Nếu tôi đoạt giải Nobel, tôi sẽ nhường lại hoàn toàn cho cô'. Cặp đôi ly hôn vào tháng 2 năm 1919 và ông kết hôn với Elsa vào mùa hè năm đó. Khi đoạt giải Nobel năm 1922, ông chỉ chuyển tiền lãi cho Mileva. Giải thưởng trị giá khoảng $ 32,000. Lại có tài liệu nói rằng ông chỉ chia cho Mileva một nửa, chứ không phải tất cả như đã hứa để Mileva đồng ý ly hôn.Theo lời kể của Einstein sau này, cuộc hôn nhân của ông với Elsa cũng là thuận lợi khi ông theo đuổi một số mối tình với các phụ nữ trẻ khác !!! . Vào đầu những năm 1920, Einstein là mục tiêu của các nhóm cánh hữu và những người bài Do Thái, và vào năm 1933, ông và Elsa định cư tại Hoa Kỳ, tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton.


Mary Curie và Paul Langevin


Marie Skłodowska – Curie (1867 – 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ  (bà là người đặt ra thuật ngữ phóng xạ). Marie còn là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học. Marie Curie là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại hoc Paris . Bà đã cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 1903 với chồng Pierre Curie và nhà Vật lý học Henri Becquerel. 8 năm sau, năm 1911 bà giành được giải Nobel Hóa học.


Langevin sinh ra ở Paris, và học tại École de Physique et Chimie và École Normale Supérieure. Langevin trở lại Sorbonne và lấy bằng Tiến sĩ do Pierre Curie ( chồng Mary Curie) hướng dẫn vào năm 1902.   Năm 1934, ông được bầu vào Académie des sciences.

Langevin được chú ý nhờ công trình nghiên cứu thuận từ và nghịch từ, đồng thời đưa ra cách giải thích hiện đại của hiện tượng này dưới dạng quay của các electron trong nguyên tử.  Công trình nổi tiếng nhất của ông là sử dụng siêu âm bằng hiệu ứng áp điện của Pierre Curie. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng những âm thanh này để phát hiện tàu ngầm thông qua vị trí tiếng vọng.   

Bốn năm sau khi chồng chết vì tai nạn xe ngựa (1906), Mary Curie đã vướng vào một scandal tình ái với học trò của chồng là  Paul Langevin, kém bà 5 tuổi. Langevin, một học trò cũ xuất sắc của Pierre, đã không hạnh phúc khi kết hôn với một người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp lao động ,không có trình độ học vấn. Với bốn đứa con phải nuôi nấng, Madame Langevin phàn nàn rằng Paul đặt  khoa học lên trên nhu cầu của gia đình. Ông từng bị vợ đập chai vào đầu. Trong khi bà Curie nghĩ tới chuyện kết hôn, từng viết thư cho người tình giục ông này ly dị vợ và lấy mình nhưng Langevin rõ ràng không từ bỏ cuộc hôn nhân. Vợ ông ta mang thai đứa con thứ tư trước khi ông ta dấn thân vào mối quan hệ với bà Curie. Khi phát hiện ra chồng và tình nhân thuê một căn hộ riêng ở Sorbonne để gặp gỡ riêng tư, vợ Langevin đã thuê người đột nhập vào căn hộ. Tên trộm lấy đi một số thư từ tình cảm và đưa cho vợ Langevin. Cô này dọa vạch trần quan hệ của hai người cho báo chí nếu họ không chấm dứt.

3 ngày trước khi Marie Curie giành giải Nobel thứ hai, vợ của Langevin đã tung các bức thư cho báo chí, tuyên bố rằng cô ta muốn tiền và quyền nuôi con. Báo chí như phát điên với vụ việc. Họ tô vẽ Curie thành một người đàn bà quyến rũ đàn ông, lừa một người chồng rời bỏ gia đình với vợ đẹp con ngoan. Thực ra  chuyện người phụ nữ goá ở tuổi 38 vẫn rạo rực ái tình là chuyện bình thường. Báo chí bắt đầu đồn thổi rằng quan hệ của Curie và Langevin đã nhen nhóm từ khi ông Pierre vẫn còn sống và ông chồng bà tự tử vì chuyện đó chứ không phải chết do tai nạn !!! Những cáo buộc này không đúng nhưng đã làm ảnh hưởng đến tên tuổi của Curie, tới mức Ủy ban Nobel đã đề nghị bà ở lại Pháp thay vì tới Thụy Điển để nhận giải thưởng. Họ cho rằng chẳng hay ho gì khi một người ngoại tình gặp Vua Thụy Điển.

Trái lại, nhà bác học Albert Einstein lại bảo vệ Curie, nói rằng bà nên tới Thụy Điển bất chấp các cáo buộc. Ông nói: “Tôi tin rằng chị cần tiếp tục coi thường những chuyện bỏ đi này. Nếu lũ người thấp hèn này tiếp tục làm chị phiền lòng, chị hãy đơn giản là đừng đọc mấy chuyện ngớ ngẩn đó nữa. Hãy để nó cho lũ ác hiểm”.

Khi trở về Pháp, Curie phát hiện ra một đám đông giận dữ đang tụ tập trước nhà cô ở Sceaux, khủng bố con gái Irnene 14 tuổi và Eve 7 tuổi. Curie và các con gái phải đến lánh nạn tại nhà của những người bạn ở Paris. 

Langevin bắt đầu các thủ tục tố tụng để đưa ra một cuộc chia ly hợp pháp.

Gustave Tery - một nhà báo phanh phui vụ việc và gọi Langevin là “kẻ thô lỗ, hèn nhát”. Lavengin không chấp nhận bị xúc phạm và đã thách đấu súng tay đôi. Hai bên đã chuẩn bị kỹ càng cho vụ đấu súng nhưng lại không có điều gì xảy ra. Tery từ chối bắn Lavengin vì không muốn tước bỏ của nước Pháp một trong những bộ óc vĩ đại nhất. Langevin thì tuyên bố không phải là kẻ sát nhân và cũng hạ súng.


Chuyện đã dài nên tạm không viết về doanh nhân nghệ sĩ...Chuyện của họ nhan nhản, nên dành cho media lá cải. 

Để tạm kết thúc, xin kể vài dòng về chuyện gia đình của người chế tạo ra Pin Li-Ion, cứu tinh cho nhân loại, vừa được giải thưởng nobel năm 2019, đó là nhà Vật lý Mỹ  J.B. Goodenough, nam nay đã 96 tuổi, vẫn đang cặm cụi làm việc.

70 năm trước một chàng trai 30 tuổi, là một người lính trở về từ chiến tranh TG2, đến ghi danh học Vật lý tại đại học Chicago, bị mỉa mai là từng này tuổi rồi, còn ghi danh làm gì. Goodenough đã coi đó như một thách thức và đã nỗ lực mạnh mẽ , hoàn thành khóa học tiến sĩ của mình một cách xuất sắc . Anh cũng gặp một sinh viên tốt nghiệp lịch sử tên là Irene Wiseman. Cô thích tranh luận về triết học và tôn giáo cũng giống như anh, và họ đã yêu nhau qua các cuộc thảo luận kéo dài hàng giờ tại khuôn viên International House. Họ đã có một đám cưới nhỏ vào năm 1951. Ông có hàng trăm phát minh  khoa học nổi tiếng, chỉ riêng công trình ông coi là nhỏ, là công trình tạo ra Pin Li-Ion  hôm  9/10/2019  vừa được trao giải Nobel Hóa học 2019 , chỉ riêng năm nay doanh số trên thế giới đã xấp xỉ 100 tỷ USD

Mỗi chiều lúc 4:00, Goodenough lái chiếc Honda Accord của mình từ văn phòng đến viện dưỡng lão North Austin nơi Irene hiện đang sống. Bà ấy đang ở giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, và mặc dù không thể nói được nữa, bà  ấy siết chặt tay ông trong khi họ xem tin tức. Hơn 64 năm kết hôn, họ đã cùng nhau ăn tối mỗi tối và điều đó đã không thay đổi, ngoại trừ việc bây giờ ông phải đút cho bà ăn, vì bà không thể tự ăn được nữa. Ông vẫn đánh dấu sinh nhật của bà và kỷ niệm ngày cưới của họ bằng cách mang cho bà một bó hoa và một bài thơ viết tay. Ông tâm sự : “Với tôi mỗi tối đên với cô ấy là rất quan trọng.Tôi đến mỗi tối để cô ấy biết rằng tôi yêu cô ấy. Chúng tôi không có con cái, vì vậy những gì chúng tôi có là chúng tôi có nhau.”