LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT NƯỚC VIỆT HẠNH PHÚC, HÙNG CƯỜNG ?
( Thế sự phiếm đàm-BÀI 1)

21 Tháng 9 lúc 18:01
 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Theo công ước quốc tế Montevideo 1933 , Một nước (quốc gia, 国家 ,state, country) với tư cách là một pháp nhân của pháp luật quốc tế cần phải bao gồm những thành tố sau đây: có một lãnh thổ xác định, một tập hợp dân chúng định cư, một chính quyền và có khả năng tham gia vào các mối quan hệ với các nước khác. (The state as a person of international law should possess the following qualifications: (a) a permanent population; (b) a defined territory; (c) government; and (d) capacity to enter into relations with the other states. ) ,Theo cách định nghĩa này thì cư dân (nhân dân) là một thành phần của nước, cũng như chính quyền (là một bộ phận quản trị của quốc gia).
Để có được một nước Viêt hạnh phúc, hùng cường tất nhiên là trách nhiệm của cả cư dân và chính quyền quản trị quốc gia.
Về trách nhiệm của chính quyền thì đã có quá nhiều bài viết rồi. Cứ mở cái mạng xh facebook này ra thì tuyệt đại đa số các stt đền nói đến trách nhiệm của chính quyền. Không sai. Nhưng chỉ có chính quyền chịu trách nhiệm cho sự phục hưng nước Việt thì hoá ra cư dân Việt không có trách nhiệm gì sao ? Mỗ nghĩ mãi và quyết định thử bàn về trách nhiệm của dân Việt. Và Mỗ cũng chỉ giới hạn trong việc bàn về khía cạnh tiêu cực thôi, mặt tích cực đã có quá nhiều bài viết rồi. Mỗ sẽ post ba bài, mục đích đặt vấn đề để cùng nhau tranh luânj. Bài 1 nhận định về trách nhiệm chia rẽ và phân tranh của dân tộc. Bài 2 là bàn về tâm thức Nô lệ và Vọng ngoại. Bài 3 nhằm vào trách nhiệm của Trí thức Việt. Xin bát đầu bằng
BÀI 1
CĂN TÍNH NGƯỜI VIỆT : CHIA CẮT VÀ PHÂN TRANH
Nhìn lại lịch sử lập quốc từ thời trung, cận và hiện đại của người Việt , chúng ta nhận thấy đó là những tiếp nối chia rẽ, thống nhất, phân tranh liên tục. Ngô Quyền giành lại độc lập chưa được bao lâu thì sinh loạn 12 sứ quân. Đinh bộ Lĩnh dẹp được sự phân tranh lập nên Đại Cồ Việt thống nhất, Lý ,Trần tiếp nối, cho đến khi nhà Hồ đoạt quyền, thì lại chia rẽ thành phái quan lại, quý tộc phò Trần, với phái theo họ Hồ,nhân cớ đó mà Nhà Minh xâm lược , phe phò Trần xin làm nô lệ Trung hoa, nước mất nhà tan. Lúc đó thì dân mới tỉnh ra, theo Lê Lợi một lòng đánh ngoại bang và lũ phò Minh, dành lại giang sơn. Chưa được 10 năm thì triều đình chia rẽ, bè phái, hãm hại trung thần tàn khốc, chưa được trăm năm thì vua quan suy thoái, hết sinh ra vua quỷ (Lê Uy Mục) lại tiếp đến vua lợn ( Lê Tương Dực). Lại gươm đao đánh nhau ,quyền về nhà Mạc, nhưng suốt gần trăm năm binh đao chia rẽ phân tranh Mạc- Nguyễn (Kim), Trịnh -Nguyễn chia đôi đất nước…Tây sơn nổi dậy diêt Nguyễn, Trịnh thống nhất giang sơn, diệt Quân thanh do Lê chiêu Thống mời về. Quang Trung mất, Nguyễn Ánh cầu Xiêm, nhờ Pháp và người miền nam, phục hưng nhà Nguyễn. nhưng cũng chi 60 năm thì suy thoái vua ngu dân hèn , mở đường cho Pháp chiếm lục tỉnh, rồi chiêu mộ người Việt lục tĩnh cùng quân Pháp tiến ra đánh chiếm toàn nước Viêt. Tận dụng căn tính chia rẽ của dân tộc Việt, kẻ đô hộ đã thành công chia để trị, tách hẳn nam kỳ ra gần như một quốc gia riêng ( còn di hại đến ngày nay) khiến sau 1945 đất nước giành độc lập thống nhất rồi ,mà một bộ phận khá lớn lại trở cờ theo Pháp lập chính quyên bù nhìn cùng Pháp, Mỹ chia đôi đất nước. Đên khi bọn xâm lược bỏ chạy, đất nước tuy thống nhất nhưng căn tính và tâm lý chia rẽ phân tranh vẫn tồn tại, có khi còn nặng hơn, khiến dân tộc sau gần 50 năm thống nhất vẫn chưa hoá giải hận thù, hoà hợp dân tộc để cùng nhìn về một hướng mà tiến lên….. Tuy không chính thức, nhưng ai theo dõi hiện tình có thể thấy xã hội chia ra phe cờ đỏ với phe cờ vàng. Dù ai đó có hỏi, cờ đỏ đã dựng, cờ vàng đã dẹp gần 50 năm trên mảnh đất chữ S rồi , cớ sao còn có chuyện phe cờ nữa. Xin thưa, dù trong tuyệt vọng, nhưng chia rẽ phân tranh đã là căn tính thì dù vô vọng, thì vẫn cứ lấy một biểu tượng nào đó để thể hiện. Trong từng màu cờ cũng chia rẽ, phân tranh.. Và khi màu cờ đã nhạt , thì có thể là một sự chia rẽ phân tranh khác ,ví như phân tranh giữa độc tài và dân chủ ( dù chẳng rõ ranh giới), hoặc là ( ngớ ngẩn hơn) giữa phe nói tiếng nam với phe tiếng bắc…. Thật không ngoa khi nói rằng chia rẽ, phân tranh đúng là căn tính của dân tộc Việt, nó luôn hiện hữu trong tư duy vô thức, từ kẻ cầm quyền cho đến dân đen, và làm cho dân tộc không nhìn về một hướng, là cản trở số 1 cho sự phát triển của đất nước. Rất nhiều dân tộc khác cũng như vậy, nhưng ta thì tệ hơn ở chỗ các phe luôn hằm hè phân tranh bằng bạo lực, chẳng khác gì mấy quốc gia bộ tộc ở châu Phi, trong khi vn không phải là quốc gia bộ tộc lạc hậu. Cách tốt nhất mà đa số dễ chấp nhận, là đổ tội cho nhà cầm quyền về sự không thể hoá giải được việc dân tộc không hoà giải với nhau, dù mọi chuyện độc lập thống nhất đã an bài gần nửa thế kỷ. Mỗ không phản đối. Nhưng theo Mỗ thì chia rẽ và phân tranh đã nằm trong máu của mỗi cá thể Việt rồi, đó mới là gốc rễ.
…………………
P/S : Mỗ đã chuẩn bị khiên, rổ..để hứng gạch đá rồi, cứ ném thoải mái. Ném chán rồi mà Mỗ còn viết được thì sẽ post tiếp BÀI 2.
Nào xin mời đọc và cho ý kiến ngược xuôi gì cũng quý !
Quang Phan, Nguyễn Thế Hiện và 75 người khác
45 bình luận
10 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

45 bình luận

Phù hợp nhất

  • HT Lãng Tử
    Nước Đức kể từ sau khi đế chế La Mã tan rã đến giữa thế kỷ 19 vẫn chia cắt thành những tiểu bang nhỏ lẻ độc lập. Vậy mà chỉ sau vài chục năm thống nhất dưới sự lãnh đạo của Phổ họ đã thành một cường quốc của Châu Âu. Mỹ cũng là một Hợp chủng quốc mới r… 
    Xem thêm
    10
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 tuần
    • Đã chỉnh sửa
    Ẩn 14 phản hồi
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      HT Lãng Tử Nước Đức là sự thống nhất các công quốc nhỏ. Các công quốc nhỏ này không phải là sự chia cắt từ một quốc gia lớn trước đó. Người dân Đức ngay từ đầu đã không mang căn tính chia cắt phân tranh của dân tộc, do đó không hình thành tâm lý chia c… 
      Xem thêm
      6
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      Nguyễn Điệp Mỗ không dám khẳng định như bạn. Dân chủ ( democracy) có thể là một cơ chế thôi, cơ chế đó không nhất thiết là DÂN làm CHỦ. Cái quyền phổ quát của con người ( nhân quyền) phải là TỰ DO (Liberty)
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      Nguyễn Điệp Chỉ có chính khách ngây thơ hoặc giả ngây thơ mới tin rằng DÂN làm CHỦ. Mỗ không là chính khách, nhưng cũng không quá mê muội theo tuyên truyền đâu.
      Thật ra ngay ở các nước gọi là Dân chủ thì nhiều người cũng hiểu rằng thực chất hoặc Tiền l… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      Gia Ninh Trần không có cái gì 100% bác ak, nhưng độc tài duy ý chí thì có đấy, đó mới là phản tự nhiên, gây nên mâu thuẫn, xung đột sâu sắc phải không ak ? Dân chủ vốn đa nguyên, tôn trọng sự khác biệt, thuận tự nhiên,và điều chỉnh xh bởi trên cơ chế đ… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      Gia Ninh Trần như anh nói dân chủ thì “mơ hồ”, không có định nghĩa rõ ràng,..nhưng nó vẫn chưa tệ hơn độc tài, thì đúng vậy. Thật ra xứ độc tài chẳng lừa mỵ được mấy ai, Nga, Tq ( cũng đa Đảng đấy) hay xứ “dân chủ gấp vạn lần hơn” thì nó vẫn đang độc q… 
      Xem thêm
    • HT Lãng Tử
      Gia Ninh Trần "các dân tộc, quốc gia đó ... có mục tiêu là từ cái nhỏ gộp lại thành cái lớn". Chiến tranh và sự sát nhập từ cái nhỏ thành cái lớn là do lòng tham quyền lực của những người lãnh đạo quốc gia, ko phải là ý nguyện của dân chúng. Gây chiến … 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      Gia Ninh Trần tôi đã nói rất rõ trên rồi ak, Dân chủ về lý thuyết là vậy, nhưng thực tế chỉ là tiền đề, điều kiện cần để có xh tiến bộ; mâu thuẫn xh vẫn cứ luôn tồn tại, quan trọng là những công cụ nào được trao tay nhằm đạt được sự công bằng, mang lại… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      Nguyễn Điệp 1)Theo thiển ý của Mỗ thì không phải 100% là như vậy.
      2) Độc tài thì dễ thấy, còn dân chủ thì mơ hồ hơn, muôn hình muôn vẻ, giả và thật lẫn lộn. Có nhiều chế độ thực chất độc tài nhưng lại khoác danh dân chủ đấy. Bởi chưng dân chủ không có… 
      Xem thêm
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      Gia Ninh Trần Dân không làm chủ thực sự/ bằng các thiết chế, quyền lợi, công cụ rõ ràng thì làm sao bảo vệ được nhân quyền tự do vốn dĩ của mình. Túm lại, tự do phải được bảo vệ bằng những thiết chế cụ thể, mà nền dân chủ mang lại. Nhân quyền tự do đượ… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • HT Lãng Tử
      Gia Ninh Trần ko hẳn vậy đâu bác. Từ sau cuộc cải giáo của Martin Luther đầu thế kỷ 16 liên tiếp nổ ra những cuộc xung đột tôn giáo giữa các tiểu công quốc và các giáo phái (Tin lành và Công giáo) trong cùng một công quốc. Đỉnh điểm là cuộc chiến tranh… 
      Xem thêm
      4
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      HT Lãng Tử Bạn nói về quá trình lịch sử Đức, Úc,Mỹ không sai tẹo nào cả. Chuyện chiến tranh giữa các bộ lạc, công quốc, các quốc gia và tôn giáo là việc muôn thuở, không có gì lạ. Qua mô tả của bạn thì hầu như mọi đấu tranh lẫn nhau ( trừ tôn giáo) của… 
      Xem thêm
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      HT Lãng Tử chính xác. Tôi không ưa ba cái luận điểm đổ thừa căn tính, nó ngụy biện, mâu thuẫn.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Điệp
      Gia Ninh Trần tôi hỏi bác xh chịu phần lớn sự ảnh hưởng, điều hành bởi chính quyền phải không ak ? Việc thống nhất, điều hành bởi ý chí, vũ lực như chính quyền ĐỘC TÀI, nó có khác biệt với chính quyền DÂN CHỦ ? Từ cổ đại đến nay, dân tộc quốc gia nào c… 
      Xem thêm
    • Quang Thong Trinh
  • Trần Đình Sử
    Tôi chờ hai bài tiếp của tiên sinh.
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      Trần Đình Sử Cảm ơn GS đã đọc. Nếu thấy ý kiến của bạn bè, người đọc theo dõi không chán quá, không chê mà vẫn quan tâm thì xin cố gắng. Chỉ e rằng sẽ động chạm đến nhiều vấn đề tế nhị ,dễ gây bất bình vời nhiều người.
      2
      • Thích
      • Phản hồi
      • 2 tuần
      • Đã chỉnh sửa
  • Hoang Nguyen Ngoc
    So với Thái, Lào, Campuchia... và các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á khác thì Việt Nam thống nhất và đoàn kết hơn chứ ạ?
    2
  • Diem Dang Huu
    Người lãnh đạo là ng quyết định đến đường hướng và quyền lợi. Nhà Nguyễn đã tiếp xúc với phương tây nhưng lại lấy nhà Thanh làm hình mẫu. Cũng cùng thời điểm thì hoàng gia Nhật lại theo phương tây. Nhưng rồi vẫn còn tư tưởng đế quốc là xâm chiếm đất củ… 
    Xem thêm
    6
    Đã chọn chế độ Phù hợp nhất nên một số câu trả lời có thể bị lọc ra.
    • Tác giả
      Gia Ninh Trần
      Diem Dang Huu Dân thế nào thì chính quyền như thế, thậm chí chính quyền ( thời bình) còn thể hiện đậm đặc hơn cái căn tính đó. Cả hai cộng hưởng với nhau thì càng khuếch đại lên nhiều lần !
      4
    Xem thêm 4 phản hồi
  • Lan Hoang
    Thời Pháp và vnch ko kỳ thị như bây h. Nếu theo tư tưởng cụ Phan , vn sẽ gần như không có kỳ thị vùng miền-chính kiến…Chắc cú.
    2
    • Hung Son LE
      Lan Hoang Tôi ủng hộ, khâm phục cụ Phan. Nam châm bao giờ cũng có cực N cực S. Hình như phân cực là quy luật bất biến của vũ trụ? Điều này chắc các nhà Vật lý hiểu sâu sắc hơn
      2
  • Hoang Nguyen Hong
    Bài viết sâuu, nhìn thẳng vào sự thật căn tính (gốc rễ) và bản chất người Việt xưa và nayy. Có một vấn đề, Dân tộc Việt là một dân tộc gốc bản địa tại chỗ (không như Mỹ, Úc...) Do đó, căn cốt "chia cắt và phân tranh" là … 
    Xem thêm
  • Thong PhamQuoc
    Xin phép Bác cho cháu chia sẻ.Cảm ơn Bác.Kính Chúc Bác an mạnh.
  • Dương Long Trần
    Tuyệt với! Tôi cũng nghĩ như bác từ lâu những không đủ tầm như bác để viết ra. Hai bài thơ về chủ đề này vừa rồi NXB "gạch" không thương tiếc! Thank you bác!
  • An Dao Khac
    Bài viết rất hay và rất đúng thực trạng của xã hội VN từ trước đến nay !
    Không rõ hiện trạng này còn kéo dài nữa không ? Nếu còn kéo dài thì VN khó có thể phát triển thành một nước hùng cường bền vững !… 
    Xem thêm
  • Chien Nguyen Dinh
    Cụ rất dũng cảm. Em thích chủ đề này của cụ. Trong khi phê phán chính quyền, ai cũng phải tự vấn bản thân mình. Thế mới là người có trách nhiệm. ❤
  • Si So Mai
    Tui nghĩ gốc rể sâu xa khiến dân tộc Việt
    chia rẽ , phân liệt , không thể hoà giải hoà hợp là do yếu tố ngoại bang . Ví dụ khi Pháp đô hộ , người Việt mặc nhiên đã chia thành hai phe : chống và phò kẻ đô hộ ,dù vô tình hay cố ý . Thành phần phục vụ… 
    Xem thêm
    7
    • Thích
    • Phản hồi
    • 2 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Canh Tranthanh
    Chính xác! Đấu đá nhau, chia cắt, phân tranh...nó là máu của người Việt!
    2
  • Bùi Diệu
    Kính gửi bác Trần Gia Ninh, bài viết của bác đầy tâm huyết.Nhận xét của bác về người Việt tôi cũng chia xẻ.Có dịp tiếp xúc với các chủng tộc khác tôi nhiều khi cũng ngượng vì ta đễ mất đoàn kết.Bác cứ viết nốt các bài còn lại đi.Nhiều người sẽ đọc nghi… 
    Xem thêm
    2
  • Trương Đức
    Đơn giản lắm! Để không còn phân biệt vùng miền thì nhà nước cần Xây dựng thật nhanh đường sắt cao tốc nối Hà Nội và TP HCM, làm sao kết nối 2 tp này nhanh nhất có thể. Sáng ăn sáng ở HN, trưa có thể ăn trưa ở SG, người dân 2 miền đều thoải mái làm việc… 
    Xem thêm
    2
  • Tống Hanh
    Hay quá ạ
  • Tran Van Hai
    Một niềm tin chắc chắn sẽ hiện thực
  • Trac Nguyen Truong
    Mình thấy bài này hay, bạn hãy tiếp tục đi.
  • Cận Tùng
    Mong được đọc tiếp 2 phần sau🤓
  • Quocvinh Pham
    Cũng là một góc nhìn và không sai.
  • Hùng Sơn
    Đọc bài viết này thấy đúng quá !
    Người lãnh đạo , chế độ cầm quyền thì cũng từ người Việt mà ra , Cho dù có tài giỏi , xuất chúng thì cũng có lúc thịnh lúc suy
    Căn tính người Việt là bền vững xuyên suốt , Muốn nâng cấp thì phải hàng thế kỷ , chỉ c… 
    Xem thêm
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Lý Nhân Kiệt
    Cứ bầu cử tự do đa đảng thì nguồn nhân lực sẽ tập trung đúng chỗ, đất nước sẽ sớm hùng cường.
    2
  • Vương Trí Vượng
    Gia tộc chủ nghĩa la căn tính của dân tộc việt, khi nước mất độc lập thì cũng biết đoàn kết vì mục tiêu chung, nhưng sau đó lại quay lại chủ nghĩa gia tộc, cụ Đào Duy Anh có nói ý như vậy.
  • Le Nguyen
    Kiến thức lịch sử hời hợt thế này thì đi về đâu?
Viết bình luận...