Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

 BÀI PHÁT BIỂU NHÂN KỶ NIỆM 70 NĂM TRƯỜNG LƯ SƠN-QUẾ LÂM

Lời chào mừng

Kính. thưa các vị quan khách Việt Nam

Kính thưa các thầy các cô

Các bạn bè LS-QL-NN thân mên

 70 năm trước, 1953,, người trẻ nhất trong số học sinh  chúng ta ngồi đây mới lên 7 , cao nhất là 14 tuổi. Cuộc gặp mặt sau 70 năm thật là hiếm có của một gia đình lớn, vâng đúng là một gia đình, vì chúng ta đã sống với nhau   vào cái tuổi đáng ra là gắn bó với cha mẹ anh em ruột thịt nhất , thì chúng ta lại được nuôi dạy lớn lên nơi cách xa gia đình ruột thịt hàng ngàn dăm, ở một nơi xa lạ, nhưng chúng ta đã kết thành một gia đình có anh chi, chú bác là thầy cô, các cô chú Trung quốc Việt nam chăm lo cho từng bữa cơm giấc ngủ, những manh áo tấm chăn, ôm ấp và an ủi chăm lo những lúc cảm mạo, ho  sốt, nhức đầu sổ mũi, lúc buồn nhớ , thương cảm,…để chúng ta được hạnh phúc, vui chơi ,lớn lên với nhau nhự anh em trong một nhà. Chúng ta không  thể  quên nhũng người dân TQ, xa lạ mà thương yêu hết mực những đúa trẻ chúng ta, Chính họ, những người đang không đủ ăn no, mặc ấm mà đã nhường cơm sẻ áo cho những đứa trẻ gầy gò ốm yếu rách nát vì chiến tranh có được cuộc sống và giáo dục đầy đủ lớn dần lên trong tình thương yêu của một đại gia đình. Cuộc gặp mặt hôm nay rất đặc biêt, vì nó là cuộc họp mặt gia đình sau 70 chục năm. Nhìn thấy các bạn chuyện trò quấn quýt bên nhau như những người anh chi em ruột thịt xa nhau lâu ngày, lúc này, tôi nghĩ sẽ là thừa khi tôi được ban liên lạc uỷ quyền cho tôi phát biểu đề dẫn cho cuộc gặp sau 70 năm nay. Tôi vì vậy sẽ không làm mất nhiều thì giờ của các bạn đâu.

  70 năm qua, có những bạn không còn đến được hôm nay.   Vào năm 1968 tháng 7 ngày 19  bạn Nguyễn Phi Hùng phi công MiG17 đã hy sinh khi đang chiến đấu trên bầu trời miền Bắc.Trong các trận không chiến trước khi hy sinh, ngươi anh hùng ,bạn Quế lâm của chúng ta đã hạ được 5 máy bay Mỹ.  5 tháng sau đó tháng 12 /1968 ngày 30 cuối năm một hành động hy sinh anh hùng và đầy thương cảm của Hoàng Kim Giao. Bạn Giao , thiếu sinh quân vùng địch hậu khu 3, năm1953, trên đường cùng đồng đội vượt vùng đich ra chiến khu để tập trung sang Lư sơn, đã bị giặc đuổi đánh một bạn bị hy sinh, Giao bị thương  , mang đến Lư Sơn  một cánh tay bị khoèo. Khi từ biệt Quế Lâm, về nước vào quân đội, tốt nghiệp đại học TH ngành Vật lý, vào chiến trường     Giao đã lập chiến công đặc biệt là tìm được cách phá huỷ bom từ tính và tháo được kíp nổ bom từ trường để gửi về hậu phương nghiên cứu vô hiệu hoá vũ khí tối tân nhất của Mỹ. Trên đường ra bắc nhận nhiệm vụ mới, bạn ấy thấy bom nổ chậm chặn đường tiến quân của ta, mọi người lo lắng không biết cách phá, Giao lại tự nguyện nhận nhiệm vụ tự mình phá bom, không may lần này bom phát nổ, thân xác bạn đã tan tác vào mảnh đất quê hương. Đó là ngày 30/12/68 tại Truông Bồn Nghệ An. Đó là ví dụ một vài anh hùng của cựu học sinh Quế Lâm đã được ghi tên tuổi. Còn không biết bao nhiêu ban chúng ta đã tham gia chiến đấu chông Mỹ từ ngày đầu tiên, bao nhiêu bạn đã ngã xuống, là những anh hùng vô danh, thương binh, liệt sĩ…không thể kể hết. Chì xin nhắc đến bạn Trịnh Thế Phương K5, giáo viên, có lẽ là người đầu tiên vào chiến trường miên nam  và hy sinh năm 1963, 10 năm sau khi đến Lư sơn và 4 năm sau khi rời Nam Ninh, một liệt sĩ vô danh, giờ này vẫn chưa tìm được dấu tích,…

Mỗi người một số phận. May mắn là chúng ta đã giữ được hưởng cuộc sống thanh bình sau cuộc chiến thống nhất đất nước , Chúng ta đã có cơ hội và điều kiện công tác và phát triển bản thân. Vì vậy có lẽ các bạn cũng đồng ý rằng, tôi cũng không nhất thiết điểm lại những đóng góp của học sinh chúng ta, dù đó là những đồng chí uv bộ chính trị, trưởng ban tổ chức tw, đến những uvtww đảng, trưởng ban tw, bộ trưởng, anh hùng lao động, hay những công nhân lành nghề, những tướng lĩnh, sĩ quan, những giáo viên, nhà quản lý, kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ, những nhà khoa học….. Chỉ nên tóm tắt một câu :   100% học sinh đều đã đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Chúng ta đã xứng đáng là học sinh của Lư Sơn tử đệ học hiệu và Quế lâm dục tài học hiệu. Chúng ta đã luôn làm theo lời dạy bảo của Bác Hồ, người ngay khi mới giành được độc lập năm 45, coi việc học hành của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu. Ngay những năm kháng Pháp sau 46-50, tứ bề bị bao vây, vậy mà ở các chiến khu , các trường học vẫn mở dù ở gốc cây sân đình. Và theo các anh vệ quốc quân, là các em nhỏ cũng vào quân đội thành những thiếu sinh quân, vừa chiến đấu vừa học hành., Bác Hồ đã đích thân thương lượng với lãnh đạo Trung hoa , đề nghị giúp cho việc mở trường học trên đất Trung hoa để đưa một số trường học và học sinh Việt nam sang đó yên bình để tập trung dạy và học, đào tạo nên những cán bộ cho kháng chiến kiến quốc. Được phía bạn đồng ý, đầu năm1951, ngay khi biên giời vừa thông, bac Hồ đã trực tiếp chỉ thị cử cán bộ sang TQ cùng với bạn tìm địa điểm với lời dặn” tìm nơi có núi có sông có đất để tăng gia sản xuất” và uỷ nhiệm người thân cận nhất luôn bên cạnh Bác từ khi Bac hoạt động ở Thái Lan,  rồi TQ cho đến hiện tại trực tiếp lo việc này. Đó là bác Đặng văn Cáp, người mà các em bé chúng ta coi như người cha của đại gia đình.

Tháng 8/1951 bác Đặng văn Cáp cùng Gs  Nguyễn văn Chiến và ba cán bộ  là những người đầu tiên  theo đường Tà Lùng Cao bằng- Thủy Khẩu TQ đến Long Châu Quảng Tây   để tim địa điểm thành lập KHX. Đó là làng Tâm Hư của người Choang , cách TP Nam Ninh hơn 10km. Khu học xá Tâm hư -Nam ninh là nơi.mà từ 12/1951 các trường ở Việt bắc như:Trường KH Cơ bản cao cấp, Sư phạm cao câp,trung cấp. Sư  Việt bắc cùng toàn bộ học sinh và giáo sư ( cùng gia đình) chuyển sang. Nghị định thành lập KHX TƯ được bộ trưởng Nguyễn văn Huyên ký ngày  1/10/1951  . Còn Nghị định số 159/NĐ thành lập Trường Thiếu nhi Việt nam của chúng ta ngồi đây thì được ký ngày 19/7/53, hơn hai năm sau đó. Nhưng thật ra, các em nhỏ TSQ Việt nam cũng đã được Bác Hồ cho bí mật đưa qua biên giới không lâu sau khi biên giới được giải phóng.

Ngày 31/7/51 nhóm tiền  trạm 4 người do đại đội trương Phạm huy Phương chỉ huy đến của khẩu Tà Lùng Cao bằng gặp đại diện Quân giải phóng TQ để tổ chức bí mật đưa   khoảng 300 TSQ sang đất bạn, khi qua cầu sát biên giới thì máy bay Pháp đến thả bom và súng của Giải Phóng quân và Vệ quốc quân nhả đạn, đội tiền trạm chạy được qua khỏi cầu và đêm hôm đó 31/7 bốn đại đội TSQ bí mật hành quân qua biên giới lặng lẽ đến Thuỷ Khẩu . Chắc đa số các bạn ngồi đây không biết rằng, ở ngay Thuỷ Khẩu ngày nay có một điểm du lịch có tên Long châu Thuỷ khẩu Trung Việt liệt sĩ lăng viên龙州水口中越烈士陵园Đó là nơi chôn cất các liệt sĩ của quân đội tình nguyện việt nam giúp   Trung quốc mở chiến dịch Thập vạn Đại Sơn từ tháng 6 đến tháng 10/1949 đánh quân Tưởng, giải phóng Thúy khẩu, Long châu, Bằng tường Nam Ninh và Khâm châu…Nhiều bạn không biết, cha ban Chu thị An cựu học sinh Quế lâm là tướng Chu Huy Mân, cùng các tướng Nam Long, Lê Quang Ba..đã chỉ huy về phía Viêt nam trong trận chiến Thập Vạn Đại Sơn đánh tan quân Tưởng ở đất Trung quốc trước khi nước CHND Trung Hoa được thành lập  1/10/1949.

Quay trở lại chuyện lớp TSQ VN bí mật qua được biên giới. Ngày hôm sau, lần đầu tiên được hành quân ban ngày nhưng tuyệt đối bí mật, không được nói tiếng Việt, đoàn TSQ đến được Long Châu cách biên giới 50 km. Đến Tâm Hư hơn một tháng thì lên Quế lâm. Hơn một năm học ở Quế Lâm thì 12/53  hơn 100 TSQ về nước gia nhập quân đội,  ,nhóm ít tuổi còn lại sau đó học hết năm học lại chuyển về TP. Nam ninh, nơi    nước bạn đã xây đã xây cho Khu học xá trường mới.

- Dù đến tháng 7 năm 1953 mới ra quyết định thành lập Trường Thiếu Nhi Việt nam tại Trung Quốc , nhưng gần một năm trước đó Bác Hồ đã chỉ thị Tuyển chọn TSQ  và con em cbcs đang chiến đấu khắp miền đất nước từ nơi xa xôi nhất lúc đó là Bình trị thiên, thanh nghệ tĩnh, khu 3 ra đến việt bắc được hơn 1000 em từ 7 đến14 bắt đầu từ 3/1953 lần lượt hành quân đến thủ đô kháng chiến Việt bắc . Tôi nhớ rất rõ, dù lúc đó mới 11 tuổi,   bác Hồ ở rất xa nhưng từ năm 1952 đã chỉ thị , chọn đươc khoảng một Trung đội   gom từ Huế - Trị- Thiên -Hà tình- Nghệ An  , Trung đội trưởng là  bạn Nguyễn Ổi chỉ huy đội thiếu niên Thành Huế, được Bác Hồ đặt tên là Trần Toản .Chúng tôi đã đi bộ, hành quân ban đêm theo đường rừng , khởi hành 23 tháng  5 đến được Bắc Sơn đã là đầu  tháng 9, Giờ nghĩ lai không hiểu sao mà 10-11 tuổi đệm đi ngày nghỉ , 4 tháng ròng, len lỏi trong rừng vong vèo hơn nửa ngàn cây số, thật là một kỷ luc, mà Bác Hồ đã giúp những đứa trẻ 10-11 tuổi đi tìm chữ lập được. Giống như vậy ,các đoàn từ địa phương gần hơn lần lượt đến Bắc sơn rồi  bàn giao quân số cho Trung Ương, tập trung tại hang Bắc Sơn (Trạm T1) .

Từ đây là đoạn đường hành quân đến Đồng đăng . Đoàn đầu tiên khởi hành từ hang Bắc Sơn là ngày 15/8/1953, hành quân 15 ngày thì đến Trạm T4, hang Phai cam , Đồng Đăng , Từ trạm T4 , các em được bàn giao cho quân GP TQ cùng ban đón tiếp VN, qua Mục Nam Quan sang Bằng Tường bằng Ô tô, nghỉ tại Bằng Tường  TQ ít lâu cho lại sức, thay đổi y phục rồi tiếp tục hành trình xe hỏa đến Nam Xương, Cửu Giang và xe tải lên Lư Sơn.Đoàn cuối cùng ( Đoàn 12) tháng 10/53 đến được Lư Sơn nhập học trường LS Tử Đệ học hiệu.

Ngày 25/8 là ngày   mà đoàn học sinh VN đầu tiên đặt chân đến đỉnh Lư Sơn và chúng ta bây giờ kỷ niệm 70 năm ngày lịch sử đó, gọi là Ngày truyền thống Thành Lập Trường , tức là trường  Con em cán bộ chiến sĩ  đang chiến đấu ở Việt Nam đặt ở Lư Sơn, mà Chính phủ Trung  quốc đặt tên là LƯ SƠN TỬ ĐỆ HỌC HIỆU.

 

- Tháng 4/1954 trường chuyển về Quế Lâm, Khoàng gần 50 TSQ ít tuổi từ lớp 5 trở xuống  , chuyển từ Nam Ninh lên nhập trường, và trường Đổi tên thành QUẾ LÂM DỤC TÀI HỌC HIỆU, học sinh từ vỡ lòng đến lớp 6. Những học sinh nào khi học hết lớp 7 thì chuyển về Nam Ninh.

- Như vậy trong số chúng ta ngồi ở đây, đa số là thành phần Lư Sơn & Quế Lâm, một số nhỏ là thành phần Quế Lâm Nam Ninh, chỉ khoảng 200  thuộc K5-K6 ( không phải tất cả K5) là thành phần đầy đủ Lư Sơn-Quế Lâm-Nam Ninh !

Mới đó mà đã bảy mươi năm. Trải qua bao biến động của lịch sử, của hai đất nước Việt Nam, Trung Hoa, những đổi thay long trời lỡ đất, theo quy luật hoặc bất ngờ khó tưởng tượng nổi, đến cuối những năm 90, chúng ta mới có điều kiện tìm gặp lại nhau. Ở Việt Nam đã thành thông lệ, các lớp gặp nhau hàng năm, 5 năm một lần cả trường lại họp mặt vào ngày này. Chúng ta đã có nhiều đoàn trở lại Lư sơn, Quế Lâm Nam ninh thăm lại trường xưa , cảnh cũ, người quen.Quế lâmDục tài học hiệu xưa núi sau lưng sông Đào hoa trước mặt, nay trở thành Đại học Sư phạm Quảng tây, vẫn còn nhà lưu niệm và bia kỷ niệm của học sinh Việt nam. Con đường đất chạy trước cổng trường nơi luôn có hai chú GPQTQ canh gác, nay đã thành một đường phố lớn gọi là Phố Dục Tài. Chúng ta đã chia nhau, tìm mọi cách để lần ra địa chỉ thầy cô giáo, bác sĩ, y tá, anh chị nuôi người TQ đã nuôi dạy chăm sóc tuổi thơ chúng ta. Bao nhiêu người đã khuất, cuối cùng đầu nhừng năm 2000 chúng ta đã tìm ra và mời được những ân nhân sang Việt nam , tuy tuổi cao sức yếu. Đó là cô giáo Hùng đệ Minh, bác sĩ Đặng Hải Đường, cô y tá Hồ khải Hoa. Gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi , nhưng sung sướng trong niềm an ủi trọn tình vẹn nghĩa !

Vâng , đúng là kẻ còn người mất, chia tay nhau lúc đầu xanh tuổi trẻ, giờ chúng ta gặp lại nhau ôn lại ngày xưa, như ký ức gia đình, như biểu tượng của tình người.

Cô y tá Hồ Khải Hoa, người trẻ nhất trong các cô các chú Trung Quốc lúc bấy giờ mà anh em ta vẫn gọi bằng tên là Cô Hoa, chứ không theo lệ Trung hoa gọi bằng họ như Bác sĩ Đăng, như Lưu sứ trưởng,…Cô Hoa đã rưng rưng nước mắt khi rời việt nam trong chuyến thăm lịch sử, gặp gỡ anh chị em ta, với mấy dòng thơ:

少年 分別 來會

Shàonián fēnbié lǎo lái huì

    時間 情人有情

shíjiān wúqíng rén yǒuqíng

   金錢 情無價

jīnqián yǒujià qíng wú jià

   願為 朋友 珍惜

yuàn wéi péngyǒu gòng  zhēnxī

 

      中國 朋友 胡啟華

6/7/2000

Dịch nguyên văn nghĩa là:

Trẻ chia tay, gặp lại già rồi

Người hữu tình , mặc thời gian trôi

Vàng có giá, tình người vô giá

Nguyện vì bằng hữu mãi muôn đời

 

Thi sĩ vườn nhà phỏng dịch thành thơ:

Trẻ chia tay , gặp lại đã già

 Hữu tình đâu quản bóng câu qua

 Vàng có giá, tình người vô giá

Chung tình bằng hữu,  bạn và ta

 

Trân quý cảm xúc cá nhân của cô Hoa, vàng tiền có giá nhưng tình người là vô giá, tôi đồng cảm xin chia sẻ với mọi người. Chúng ta hôm nay gặp nhau vì sự vô giá, bền vũng mãi mãi của tình bạn, tình thân của các cựu học sinh Lư sơn-Quế lâm- Nam ninh.

Trong cảm xúc thân thương đó, xin Chúc sức khoẻ mọi người

Cảm ơn ban liên lạc đã cử tôi phát biểu

Cảm ơn quý vị và các bạn đã lắng nghe.