Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Vì sao Đại Việt chưa bị Hán hóa

08:49-03/09/2016 08:49-03/09/2016 
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=9983
Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt
Trần Gia Ninh

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia
ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.


Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt. 


Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?
Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.
Bách Việt là ai và ở đâu?

Thác Vũ Môn Hương Khê-Hà Tĩnh

THÁC VŨ MÔN -XƯA VÀ NAY

Trang sách Nghệ An Ký viết về Thác Vũ Môn

Sách Nghệ An Ký của Bùi Dương Lịch (1757  1828)  viết (trích dịch) :
NÚI: Núi Giăng Màn (khai trướng sơn) nằm trên đất hai phủ Ngọc Ma và Lâm An, là núi nổi tiếng ở Nghệ An (Nghệ An xưa bao gồm cả Hà Tĩnh bây giờ). Núi cao lớn lấn trời, trông hệt như tấm màn giăng vậy. Giữa khoảng núi rừng xanh rì buông xuống một giải trắng dài vài trăm trượng gọi là Suối (thác) Vũ Môn. Nơi đây chưa có mấy dấu chân người. Đời truyền là chỗ cá hóa rồng. Phía bắc núi là nơi bắt nguồn của sông Phố (tức Ngàn Phố bây giờ). Phía tây sông có con đường thông sang phủ Trà Lân, phủ Trấn Ninh và các mường của Ai Lao. Nước Ai Lao sang cống nước ta cũng đi theo đường này (hình như là đường số 8 bây giờ ?)…..

Phía đông núi có sông Tiêm bắt nguồn từ đấy. Sông này chứa nước của suối Vũ Môn…..

Dẫn nhập" Huyền Thoại Kim Thiếp Vũ Môn" (NXB Văn Học 2015) tác giả kể:
Lúc bé tôi thường ngồi châm đóocF   cho ông tôi hút thuốc lào, nhất là khi có khách là các cụ Đồ Nghệ đến chơi, bàn về chữ nghĩa, thì tôi phải túc trực bên cạnh. Tôi còn nhớ các cụ tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai về chữ Vụ (Vũ) trong Vũ Môn. Tiếng Nghệ Tĩnh vốn dĩ chỉ phân biệt có ba thanh là huyền, sắc và thanh thứ ba thì dấu hỏi, ngã và nặng gộp làm một. Vũ hay Vụ dân Nghệ Tĩnh cũng đọc gần như nhau. Có cụ cãi rằng chữ Vũ đó chính là tên vua Vũ nhà Hạ bên Tàu. Vũ Môn nghĩa là cửa ông Vũ. Cụ này cho rằng Vũ Môn chính là Long Môn (cửa rồng) do hai ngọn núi án ngữ hai bên bờ sông Hoàng Hà làm cản dòng nước. Vua Vũ trị thủy phá cái cửa hẹp ấy đi, nên gọi là Vũ Môn. Lúc đó tôi mới tám chín tuổi, nhưng nghe cãi cũng thấy có lý. Ông nội tôi thì nói rằng phải lấy chữ Vũ là mưa mới đúng, vì nước ở thác chảy từ trên cao ngàn thước  xuống, tỏa ra như mưa quanh năm. Cửa của ông Vũ bên Tàu là trên sông rộng, thì sao mà cá phải vượt Vũ Môn. Thác Vũ Môn của ta cao những bốn, năm ngàn thướcF, lại ba cấp trên đá trơn, thì đúng là nơi khó khăn thử sức anh tài, cá chép nào vượt nổi thì mới thành rồng chứ. Còn như cửa ông Vũ bên Tàu, cá nào chẳng bơi ngược, bơi xuôi được, thì đều thành rồng cả à. Tôi nghe cũng có lý lắm. Tôi nhớ là ông tôi còn bảo, Cụ Phan cũng đồng ý như vậy, và cụ Phan còn nói “Thác Vũ Môn bên ta thì can cớ chi lại đặt tên theo tích bên Tàu”. Lúc đó tôi không biết ai là cụ Phan, sau này tôi mới biết đó là cụ Phan Bội Châu, bạn chữ nghĩa và bạn chiến đấu tâm đắc với ông nội tôi từ thưở trẻ. Hai cụ cùng lý tưởng, chí khí như nhau, cùng hoạt động cho phong trào Đông Du, Quang Phục Hội, kẻ ở trong nước, người ở Nhật. Ông tôi là người yêu nước, đã từng bị Tây bắt giam nhiều năm vào nhà lao Hà Tĩnh nên chống Tây đến độ cực đoan. Các chú tôi chơi đàn Bangjo hoặc Mandolin thì ông đuổi đi, nói đó là đàn cuả Tây, không thèm nghe. Một hôm chú tôi chơi đàn Ghita Hawaii, ông tôi thích lắm, bảo nó nghe giống như tiếng Đàn BầuF 1
Sau này học nhiều, tôi mới biết, có đến hơn hai chục chữ Vũ trong Hán Việt, lại thêm chục chữ Vụ nữa, nếu tranh cãi kiểu đồ Nghệ chắc cả đời không hết. Nhưng chữ Vũ trên bìa sách là chữ Vũ chỉ Mưa, nên chắc chắn là sách của ông tôi viết rồi.  Vì vậy nên suốt mấy chục năm qua tôi để tâm tìm kiếm những thư tịch đã bị cuộc Cải Cách Ruộng Đất làm thất tán của ông tôi, cũng như của cả một vùng văn hiến Hoan Châu xưa, rồi lần tìm thêm các truyền thuyết, thần phả, gia phả còn lưu truyền.. Ai cũng bảo vì chiến tranh ác liệt nên tan tác hết, nhưng chiến tranh không phá hủy được nền văn hiến, chỉ có con người tự phá nền văn hiến của chính mình mới tan nát đến thế.
Vừa rồi ,Anh Trần Quốc Bảo , Thường vụ Hyện Ủy, Trưởng ban tuyên giáo  Huyện Hương Khê đã tổ chức một chuyến đi lên thác Vũ Môn và đã gửi cho tác giả Huyền Thoại Kim Thiếp Vũ Môn những hình ảnh và Video do chính anh Bảo ghi lại được, với mấy dòng sau đây: 

Cháu Chào Bác 

Cháu đi Thác Vũ Môn về. Cháu đã lên đến đỉnh cao nhất của Thác. Trên đỉnh thác độ cao khoảng 1200m so với mực nước biển; đỉnh núi cao nhất sau thác khoảng 1.700m; phía sau Thác là đất Việt Nam (không phải đất Lào) rộng khoảng 500 ha. trong đó có khoảng 50 ha đất bằng ngay khu vực đỉnh Thác. Trên Thác có một dòng suối chảy về đỉnh Thác (cung cấp nguồn nước cho Thác); Nói chung là Thác rất đẹp; là cơ hội để xây dựng một khu nghỉ dưỡng.
Mời các bạn xem ảnh và Video mới nhất về thác Vũ Môn, cách thị trấn Hương Khê hơn 30 km:
Anh Trần quốc Bảo (áo trắng)  ngồi dưới chân thác



Vũ Môn ba cấp
Bàn cờ tiên