Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học

01:51-11/01/2013

Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học

Trần Xuân Hoài 

Khảo sát các bản hiến pháp của Việt Nam có thể thấy rõ biểu hiện của yêu cầu ”Độc lâp”, “Tự do”, “Bình đẳng” tương đối ổn định. Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu - 1946, 1960 - phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh.

1- Tiên đề của khoa học

Khoa học là công cụ tư duy để con người lý giải và làm chủ tự nhiên cũng như xã hội. Mọi ngành khoa học đều được xây dựng từ những tiên đề (axioms), là những chân lý vạn năng tự thân không cần chứng minh[1]. Từ lớp 7 phổ thông ai cũng biết tiên đề Euclide về đường thẳng song song là nền tảng cho hình học cổ điển. Đó là loại tiên đề của tư duy toán học. Bảo toàn năng lượng và bảo toàn vật chất là những tiên đề nền tảng cho Vật lý. Tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và hằng số trong mọi điều kiện là tiên đề cho thuyết tương đối Einstein. Những tiên đề đó là của thế giới tự nhiên. Xã hội con người cũng là một đối tượng của khoa học. Muốn xây dựng một tập hợp con người thành một hệ thống xã hội văn minh cũng cần có những tiên đề, tạm gọi là Tiên đề xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được (Hồ Chí Minh)[2]. Từ các tiên đề xã hội sẽ xây dựng nên Hiến pháp, luật pháp, quy tắc của xã hội đó. Tiên đề xã hội được thể hiện trong các niềm tin tôn giáo hoặc các tuyên ngôn xã hội. Khác với tôn giáo cần cách diễn đạt càng mờ ảo thì càng lôi kéo được niềm tin, các tuyên ngôn xã hội là khoa học, nên rất rõ ràng, không thể đánh tráo. Không kể thời trung cổ thì cho đến nay có 3 tuyên ngôn xã hội phổ biến nhất mà các xã hội văn minh chọn các tiên đề ở đó làm cơ sở cho Hiến pháp:Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776), Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Pháp (1791 ) và Tuyên ngôn Công sản (1848).

2- Tiên đề xã hội cho các hiến pháp của Việt Nam

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tâm trạng




Nằm viện


Vào viện đúng dịp Noen và Năm Mới 2013. Buồn và lo bị “ngã ngựa”. Cùng phòng 409 khoa E4 (tiết niệu) là GS Đặng Vũ Thịnh và cậu Quý. Tôi gọi ông bằng “cậu” bởi ông là cậu của Tuyết Mai- một người xưa cũ từ 36 năm trước. Ông chủ động hỏi tôi và nhận ra tôi trước. Thật cảm động. Sau vài ngày đỡ đau, con gái đem labtop vào cho cũng đỡ buồn.  Lại dạo mạng và lướt Web. xuyên đêm và nhận được những mal và SM chúc mừng Năm Mới tới tấp. Trong SM chúc Tết bằng tiếng Nga của Hồng Thanh Quang  có câu: “chúc có tình yêu mới”. Tôi không biết làm thơ nhưng thích thơ và quý trọng các nhà thơ. Mấy câu văn vần mà chưa vần, chưa thơ mà tôi Dezign lên bức ảnh chiều trên đê dưới đây dành để trả lới nhà thơ, nhà báo HTQ.

Vẫn ven nguyên về một tình yêu mới


Trần Định       

Nằm viện



Vào viện đúng dịp Noen và Năm Mới 2013. Buồn và lo bị “ngã ngựa”. Cùng phòng 409 khoa E4 (tiết niệu) là GS Đặng Vũ Thịnh và cậu Quý. Tôi gọi ông bằng “cậu” bởi ông là cậu của Tuyết Mai- một người xưa cũ từ 36 năm trước. Ông chủ động hỏi tôi và nhận ra tôi trước. Thật cảm động. Sau vài ngày đỡ đau, con gái đem labtop vào cho cũng đỡ buồn.  Lại dạo mạng và lướt Web. xuyên đêm và nhận được những mal và SM chúc mừng Năm Mới tới tấp.

Vài lời về nhiếp ảnh báo chí



  • NHIẾP ẢNH - ảnh báo chí (ảnh tin) 
Năm 1812, hiện tượng đầu tiên của sự ra đời Photography (nhiếp ảnh) đã được Niepce phát hiện (nhìn thấy) qua cái lỗ hở xuyên vách in bóng lên bức tường nhà kho của mình. Sau đó, trải qua Daguure (1833) tìm thấy thuốc hãm hình (NaCl); W.H. Fox (1834) tìm thấy hạt muối bạc (BrNa) cảm thụ ánh sáng; Tabot (1835) làm nên được tấm Slide (dương bản) đầu tiên…Rồi 4 năm sau đó, W. Herschel (1839) mới tạo được bức ảnh đầu tiên của mình và phát minh ra từ “photography” ("nhiếp ảnh").

So với văn thơ, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… nhiếp ảnh ra đời muộn mặn hơn nhiều. Nhưng nhờ những phát minh khoa học và phát triển công nghệ thế giới từ thập niên 40 Thế Kỷ XIX, nhiếp ảnh đã "lớn nhanh như Phù Đổng Thiên Vương của Việt Nam" để trở thành không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là công cụ báo chí, khoa học, dịch vụ… góp phần THÚC ĐẢY PHÁT TRIỂN XÀ HỘI VĂN MINH của loài Người

1-       Ảnh và ảnh báo chí:
Ảnh báo chi trước hết phải là một cái tin. Cũng như tin viết, một bức ảnh báo chí phải lu
(Để dễ nhớ, người ta quy ước hoá bằng 5 chữ cái “W” đứng đầu 5 từ nghi vấn trong tiếng Anh  ( Who?What?What to do?Where? Why?) - tương ứng với 5 từ nghi vấn trong tiếng Việt - Ai? Cái gì? Làm gì? ở đâu? Vì sao? (ra sao)? ). 
Sau 33 năm đoạt giải nhất cuộc thi Piano quốc tế mang tên F. Chopin lần thứ 10 tổ chức tai Balan 1980, khi đang là sinh viên nhạc viện quốc gia Liên Xô Tchaicopxki, Đặng Thái Sơn đã được Nhà Nước Việt Nam phong tặng danh hiệu NSND. Từ đó ông sống, làm việc ở nước ngoài và đi biểu diễn khắp thế giới. Mỗi năm Sơn về Việt Nam có một lần và chỉ có hai buổi biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (TRẦN ĐỊNH)
Đó chính là thông điệp về yêu cầu tiên quyết của ảnh báo chí (ảnh tin) là người thật, việc thật và được phản ánh nhanh nhạy, độc đáo. Ảnh tin về một sự việc, một con người làm cho thông tin cần truyền tải  tin cậy hơn. Hình thức, bố cục, màu sắc  của bức ảnh không thôi mới chỉ là kênh hình. Ảnh tin hoàn thiện mang chất báo chí cần kèm thêm kênh chữ (chú thích ảnh) để cái tin đó càng trở nên hoàn chỉnh và thuyết phục hơn.
Từ thông điệp cốt lõi trên, chúng tôi lập chuyên mục "ảnh báo chí"này để bà con cộng đồng mạng cùng tham gia và tham khảo. Chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của các nhiếp ảnh gia, các nhà sưu tầm nhiếp ảnh trên mọi nẻo đường cuộc sống cùng thực hiện, tuyển trạch những ảnh tin có giá trị mẫu tin tức cho diễn đàn với ý thức toàn tâm, toàn ý và cả miễn phí cho bà con bloger thưởng thức và chia sẻ.
Xin chân thành cám ơn.
                                      (Trần Định - nguyên PV, BTV chính VNP- TTXVN )
 

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992


22/01/2013

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Lời Mở Đầu


Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với 7 nội dung góp ý sửa đổi HP1992 cuả NHÓM CHUYÊN GIA TRÍ THỨC VIỆT NAM SOẠN THẢO và DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 hoàn thiện 19-1-2013 (mới công bố trên Bauxit Việt Nam ngày 22-1-2013) mà chúng tôi đăng lại ngay dưới đây. Chúng tôi lấy làm tiếc rằng Hiếp Pháp Việt Nam này giá mà được soạn thảo và trở thành khế ước giưã Nhân Dân và Nhà Nước từ 1976 thì ích Nước lợi Dân biết mấy! Song đó chỉ là mơ ước. Thực tiễn đã diễn ra gần 40 năm mất rồi. Trở lại với hiện thực Hiến Pháp năm 1992 mà đảng cầm quyền đang kêu gọi sự góp ý của Nhân Dân, chúng tôi thấy rằng, nó cần được trưng cầu ý Dân một cách nghiêm túc trong khoảng thời gian mười hai tháng hoặc hơn để được Nhân Dân hiến kế sửa đổi triệt để và toàn diện để hợp với sự phát triển của toàn cầu vì tương lai muôn đời của Đất Nước và Nhân Dân VIệt Nam. Không nên làm hình thức, hời hợt trong thời gian quá ngắn như hiện nay.
Với Bản hoàn thiện Hiến Pháp mà nhóm trí thức Việt Nam vừa công bố, chúng tôi đánh giá rằng: nếu nó được ban hành từ năm 1992, chắc chắn Tổ Quốc Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam đã không lâm vào thảm trạng như hiện nay. Thảm trang. Đó là sự mất niềm tin của ĐCSVN đối với đông đảo quần chúng Nhân Dân, với cả rất nhiều đảng viên của đảng mà họ không chịu thể hiện, đấu tranh vì sợ mất quyền lợi vật chất và địa vị xã hội. Thảm trạng. Đó là Vinh Quang và Uy tín của ĐCSVN những thế hệ đầu tiên bị đánh cắp bởi sự điều hành yếu kém, cổ hũ, lỗi thời của hệ thống và nạn tham nhũng tràn lan trở thành quốc nạn như hiện nay.

Nhà báo Trần Định
Nguyên PV, BTV chính, VNP- TTXVN
Nghệ sĩ nhiếp ảnh


Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.