Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013



Phấn Đấu & Cơ Cấu
bởi Osin HuyDuc (Ghi Chú) viết vào ngày 12 tháng 5 2013 lúc 23:47
Huy Đức

Thay vì bỏ phiếu chuẩn thuận ba ứng cử viên do Bộ chính trị đưa ra, Trung ương đã đề cử thêm rất nhiều người. Kết quả, sau 3 vòng bỏ phiếu, hai ứng cử viên do Bộ chính trị trình đã thất cử.

Chiến thuật làm loãng phiếu bằng cách đưa thêm ứng cử viên từng được "áp dụng" hồi tháng 1-2009, đánh rớt cơ hội vào Ban bí thư của Tướng Lê Thế Tiệm. Nhưng không chỉ đơn giản là gạch bỏ Vương Đình Huệ hay Nguyễn Bá Thanh, lần này, dường như đang có nhiều Trung ương ủy viên muốn giành lại quyền quyết định (theo điều lệ) của Trung ương thay vì cam lòng biểu quyết như cơ quan chấp hành của Bộ chính trị.

Trong lịch sử bầu bán của Đảng cộng sản Việt Nam, những người không được Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương giới thiệu, khi được các đại biểu hoặc các ủy viên trung ương khác giới thiệu, đều tự giác rút lui hoặc được yêu cầu rút lui. Không cần chờ tới Đại hội hay Hội nghị trung ương, một nhân vật đã được Bộ chính trị, được tổng bí thư hoặc có thời chỉ cần được Lê Đức Thọ "chấm" là chắc chắn vào Trung ương, thậm chí vào những vị trí cao hơn trong Đảng.

Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?". Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị.

Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình. Tuy bị ba uỷ viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế.

Từ Đại hội VI bắt đầu có chuyện ứng cử viên được đề cử bởi Ban chấp hành Trung ương bị thất cử ở trong đại hội. Hai nhân vật "tạo tiền lệ" là Tố Hữu (từng được Lê Duẩn chọn kế vị Tổng bí thư) và Hoàng Tùng, khi ấy đang là Bí thư trung ương Đảng. Năm 2011, Trung ương cũng từng đánh rớt một nhân vật được Bộ chính trị tái cơ cấu, Hồ Đức Việt, và Đại hội cũng đã không bầu Phạm Gia Khiêm một người được đưa vào danh sách chính thức của Trung ương.

Càng về sau, càng có nhiều ứng cử viên "giới thiệu thêm" được đưa vào danh sách bầu. Nhưng, cho dù danh sách ứng cử viên có đông hơn thì xác suất thất cử của các ứng cử viên được Bộ chính trị, Trung ương trình ra là rất thấp.

Ông Nguyễn Phú Trọng là "người của thiểu số" ngay khi bắt đầu trở thành Tổng bí thư. Ông ủng hộ "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất" trong khi chiều 18-1-2011, 61,70% đại biểu của Đại hội XI đã chọn định nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp".

Việc Đại hội không coi "sở hữu công" như là một đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội lẽ ra phải có giá trị như một hành động vứt bỏ vòng kim cô cuối cùng của Marx (căn cứ theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản). Ông Trọng có thể đã có một vị trí lịch sử khác nếu ông "phục tùng đa số" như ông tuyên bố khi nhận chức Tổng bí thư, đẩy mạnh tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh và trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Nhưng, Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ một cách hùng hồn là ông không có khả năng nhận ra thời cuộc cho chính ông, đừng nói là cho đất nước.

Từ Hội nghị Trung ương Bốn, ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã có nỗ lực để trở nên không tẻ nhạt như người tiền nhiệm của mình. Chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng là một lựa chọn khá được lòng dân. Nhưng, thay vì thừa nhận nguyên nhân tham nhũng là từ "lỗi hệ thống" để cải cách chính trị theo hướng dân chủ hơn; thay vì để cho Quốc hội và tư pháp được thực thi các quyền hiến định của mình, ông lại sử dụng những công cụ hết sức giáo điều trong khi trung ương không còn một đa số chỉ biết vâng lời như trước nữa.

Việc các cơ quan trung ương được cắt giảm chỉ còn sáu ban, kể từ năm 2006, là kết quả của gần hai thập niên cải cách chính trị theo hướng "Đảng lãnh đạo nhà nước chứ không làm thay nhà nước". Vậy mà tại Hội nghị Trung ương Năm, ông Trọng lại cho khôi phục Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương (một ban chỉ mới được giải tán từ năm 2006).

Sau khi Hội nghị trung ương Sáu đồng ý "cơ cấu" chức ủy viên Bộ chính trị cho các trưởng ban. Thay vì bầu bổ sung Bộ chính trị trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những bước đi "chắc ăn": Bổ nhiệm Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ làm trưởng ban rồi mới đưa ra Trung ương bầu bổ sung. Kết quả cả hai đều không đắc cử.

Đây không chỉ là vấn đề tiêu chuẩn cá nhân của ông Huệ hay ông Thanh mà là "sự nổi loạn" của các ủy viên trung ương. Có lẽ không mấy trung ương ủy viên không từng mơ tới chiếc ghế trong Bộ chính trị cao sang, và giờ đây không ít người trong số họ không muốn chỉ ngồi nhìn những kẻ có tiền qua mặt mình, hoặc không muốn chấp nhận nguyên lý "mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu".

Sau thất bại ở Trung ương Bảy, lẽ ra ông Trọng và Bộ chínhtrị phải nhận ra trong Đảng đã tự diễn biến, các phương thức chính trị cổ hũ đã không còn thích hợp với thực tiễn hiện nay. Thời kỳ các lãnh tụ áp đặt niềm tin cá nhân lên toàn đảng, toàn dân tộc đã qua, ngay trong nội bộ của hệ thống toàn trị cũng cần phải có những chính trị gia thật sự.

Thay vì dừng lại để tìm một hướng đột phá, lấy phương thức vận động tranh cử để làm "công tác cán bộ trong tình hình mới", Trung ương Bảy vẫn thông qua chiến lược nhân sự cho Đảng tới 2021 và vẫn dựa trên nguyên tắc "cơ cấu" và "quy hoạch".

Năm 2001, khi Trưởng ban Tổ chức trung ương Nguyễn Văn An được cơ cấu làm Chủ tịch Quốc hội, tôi đặt vấn đề "tranh cử trong đảng" với ông. Ông An lúc ấy cho rằng: "Tranh cử không khéo sẽ thành tranh giành, cục bộ. Hiện giờ trong Đảng mình chỉ bàn bạc dân chủ rồi phân công. Đảng phải làm sao đảm bảo có dân chủ mà trong Đảng vẫn giữ được sự thống nhất" (Thời báo Kinh Tế Sài Gòn 28-6-2001). Giờ đây, ông Nguyễn Văn An cũng phải nhận ra rằng chính "sự thống nhất" nếu còn thì chỉ để cho một số cá nhân lũng đoạn.

Nếu như tiến trình tranh cử trong đảng diễn ra công khai, thì người thực sự tài hơn trong đội ngũ hiện tại sẽ vượt lên; đội ngũ kế cận sẽ tự nó xuất hiện chứ không phải chỉ những kẻ biết làm vừa lòng cha chú được cơ cấu.

Đặc biệt, nếu tiến trình tranh cử bắt đầu nhiều tháng trước các dịp bầu bán, thì không cần "Nghị quyết trung ương Bốn", các ứng cử viên sẽ giúp Đảng phát hiện tài sản nổi, tài sản chìm, bồ nhí, con rơi...Giúp dân chúng hiểu được kẻ nào đã ban hành những chính sách hại dân, hại nước. Chính sự "rạn nứt" do tranh cử sẽ tạo ra một tiền đề mới cho cải cách chính trị.

Bản chất của độc tài, toàn trị là đối lập với dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện đảng vẫn cứ một mình cầm quyền và dân chưa biết làm thế nào để thay đổi tương lai chính trị của mình thì áp dụng một số phương thức dân chủ trong đảng cũng giảm được cho nước, cho dân phần nào tai họa.  

Top of Form
Ngàn Sâu Trần Từ bên kia đại dương, Huy Đức vẫn nhìn thấu nội tình Đất Nước và nội tình của đảng toàn trị. Lăng kính viễn vọng ấy chính là từ suy ngẫm từ những thực tiễn mà anh có được trước khi viết “Bên thắng cuộc”.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash2/s32x32/273253_766159324_454534935_q.jpg
Tuan A. Phung Không thấy bác comment gì về "Bên Thắng Cử" nhỉ? Có nhất thiết là phe đ/c X lần này không?

http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s24x24/369984_100000755701241_971092989_q.jpg

  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/49967_100000532362340_1039512095_q.jpg
Sinh Lão Tà Cụ Tổng lú hoàn toàn mờ nhạt nhưng thật tốt bụng. Cụ thậm chí đã gánh giúp luôn cho đồng chí X. những mũi dùi công kích của dư luận kể từ khi cụ xung phong nắm ngọn cờ đầu chống suy thoái.


  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/274080_100000000447268_819393599_q.jpg
Pham Thanh Liem Có lẽ ông Trọng cũng đã tự vẽ cho mình con ngáo ộp "các thế lực thù địch" để ko dám cải cách một cách mạnh mẽ dân chủ. Ông muốn chỉnh đốn đảng nhưng ko dựa vào dân mà lại muốn tự đảng chỉnh đốn trong khi nhóm lợi ích trong đảng (là nhóm đối tượng ko muốn chỉnh đốn đảng) rất lớn thì thất bại là tất yếu!


  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/161641_1804510567_1556933301_q.jpg
Khiêm Dư Chi tiết vị Phó Thủ Tướng và ông Đỗ Mười không thuyết phục cho lắm vì ông Nguyễn Khánh (sinh năm 1928) năm 1996 đã 68 tuổi. Còn ông Nguyễn Đức Bình khi đó đã là thành viên Bộ chính trị (từ 1991).
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/372115_807957070_657875759_q.jpg
Tran Le Quynh Tại hội nghị này, ko rõ vai trò của ông Sang là như thế nào. Việc ông Nhân vào có vẻ là một bất ngờ, còn bà Ngân thì đã có tin từ mấy tháng trước.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/572656_1770589793_15090459_q.jpg
Le Thanh Uyen Em thích cái cụm " trong đảng tự diễn biến" thanks bài viết hay của a Osin
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/370990_100002274112666_1133465945_q.jpg
Ông Ké Cũng nên đặt ra thêm một giả thuyết, nếu ông Thanh được đề cử vào BCT trước rồi mới đề bạt làm chức Trưởng Ban Nội chính, khi ấy ông Thanh trở cờ lại thì sao, chắc gì ông Trọng đã tin ông Thanh? ông Trọng dùng ông Thanh khi nước cờ đã bí chứ đâu hẳn là người đồng sàng đồng mộng truyền thống bấy lâu nay?
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/371811_100004751737980_608194389_q.jpg
NH Giang Chưa được dân chủ cho toàn dân thì dân chủ trong đảng cũng tốt rồi. Dẹp bỏ "cơ cấu - quy hoạch" để mỗi một vị trí trong đảng cũng là kết quả của bỏ phiếu kín và trực tiếp thì chắc chắn rất nhiều việc đã tốt đẹp hơn.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/369695_100000228679364_206051779_q.jpg
Tran Vinh TBT đảng-một ông già bảo thủ, giáo điều, bất tài, mệt mỏi, thất bại là điều đương nhiên và là tín hiệu mừng cho đảng, cho dân. Tôi cũng tin là khi chưa thể dân chủ hóa đất nước, chưa có tranh cử, bầu cử tự do, nếu trong đảng có dân chủ thực sự, thế nào đảng cũng có thể chọn ra được những người xứng đáng hơn để phụng sự đất nước, chứ không phải chỉ là những vị càng làm càng sai như hiện nay.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/369687_100000305838363_1873239125_q.jpg
La Quanganh Khả nămg anh 3 là người đặt dấu chấm hết đã dần thành hiện thực.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-frc1/s32x32/369632_100003762488322_1528928188_q.jpg
Nguyen Nguyen Bài viết chuẩn men
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/370241_1395468634_1164353797_q.jpg
Lão Nadungx zồi ôi, công tác cán bộ của anh ba tầu vưỡn như thế thì làm sao ta qua nổi, tự diễn biến đc tý nào là mừng ròi
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/370205_100003237055187_1432512395_q.jpg
Cỏ Tươi Tắn Chaly Trần vào đọc nha chị !
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/260808_1792568314_382881723_q.jpg
Phuc Nguyenduy hay qua, bac Osin.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash3/s32x32/211532_1147778399_837407271_q.jpg
L HM Tuấn Cơ cấu thì thường mang màu sắc thống nhất. Nhưng thống nhất trong cơ cấu lại tạo ra sự lũng đoạn cá nhân. Thực ra, ngay từ cơ cấu đã mang tính lũng đoạn, đưa người của mình vào rồi. Bài viết hay! Cảm ơn chú!
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/202989_100000169997745_588243756_q.jpg
Le Anh Em rất thích những câu kết trong các bài viết (rất sắc sảo) của anh Huy Đức
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash3/s32x32/70662_1564850536_1403270995_q.jpg
Nguyen Ngoc Hien Hay, đề nghị tg bổ sung cho Bên Thắng Cuộc đợt tái bản.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn2/s32x32/273696_100001340493442_961943552_q.jpg
Nguyen Thanh Nam Chính lúc này mình lại thấy le lói hy vọng ở anh 3 !
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/c14.0.47.47/s32x32/252231_1002029915278_1941483569_t.jpg
Khoa Phan Hà Hôm qua nghe " người buôn gió say" hơi lo cho bác ,nhưng nghe Ông Phạm chí Dũng thảo luận thấy có phần yên sờ tâm một chút, nhưng dấn thân rùi hơi e ngại mấy bố ý thức hệ độc đoán chuyên quyền...bác cẩn sờ thận ko thừa đâu
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/574038_100003552319020_1609139746_q.jpg
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/70803_100004560974501_289960332_q.jpg
Phuong Kaziumi Vận mệnh cả dân tộc lại đặt trong tay 1 nhúm ngươi.Dân đen như em mù tịt với tất cả những chuyện mà anh viết ở trên.Hic
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/211379_100000249284122_3252802_q.jpg
Vidan Vinuoc agagagag
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/260995_100004348904130_1720766654_q.jpg
Minh Đặng Qua hay, qua dung.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/260858_1824805858_82191409_q.jpg
Phuong Saigon Một bài phân tích hay và sâu sắc
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/203311_100005603052016_2004013378_q.jpg
Mạnh Cường Nguyễn Bài hay quá!
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash2/s32x32/273639_100003786640872_534227144_q.jpg
Nguyễn Minh Tiến tuyet cu meo
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/273224_100000594436070_1689197280_q.jpg
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/572232_100000170506182_1821671365_q.jpg
TD Lynh like = exactly!!
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash4/s32x32/372705_1811543857_1960930916_q.jpg
Khanh Tran Trong Chú bơi về đây thì mời
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/186427_100000294259572_81209326_q.jpg
Tuan Anh Tran Mai mốt Bác đc phong là " pho lịch sử Đảng " ...
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash3/s32x32/211795_100003972077203_259314196_q.jpg
QuangBo Nguyen Mình nghĩ cứ bám lấy cái không có thực thì ai nghe. Một thằng còng lưng làm nuôi 6-7 thằng chỉ tay năm ngón, chưa mạt là may!
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/70272_100001477476128_1734687763_q.jpg
Tuấn Hoàng Bài viết hay quá. "Nếu như tiến trình tranh cử trong đảng diễn ra công khai, thì người thực sự tài hơn trong đội ngũ hiện tại sẽ vượt lên; đội ngũ kế cận sẽ tự nó xuất hiện chứ không phải chỉ những kẻ biết làm vừa lòng cha chú được cơ cấu."
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/565228_100000690508496_1271745659_q.jpg
Văn Nhân Linh Anh phân tích đúng quá, hai ông BCT giới thiệu không trúng không hẳn vì thân nhân cá nhân mà vì đường đi của cụ Tổng ngược với xu hướng luật hóa nền CT. Tại sao cụ không nghĩ ra cách hay hơn là ũng hộ các ban: UBKT và UBTP hay UBQPAN của quốc hội vào có chân trong BCT mà lại đi làm chuyện là tăng thêm ban cho đảng?
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-prn1/s32x32/48925_100005027858275_205608466_q.jpg
Haison Phong Việc áp đặt là 0 hay,nhưng việc tw 0 bầu cho ng sáng já nhất lại là sự lũng đoạn,bè phái.tôi tin ở đh jữa nhiệm kỳ bầu bổ xung ông Thanh sẽ vào bct,quan trọng là ông Thanh còn muốn vào hay 0 mà thôi.
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/274459_100004570118642_1204546347_q.jpg
Tran le Namson Nghe noi ngay xua Vua'Chua thuong nuoi mot thang he va thang he nay thuong duoc quyen dem nhung chuyen lam sai trai cua Vua Quan ra che deu ,phe phan,phan bien. Nho vay Vua moi ban ra nhung bieu, che hop voi long dan.Ngay nay BCT cung nen nuoi mot vai Ong He nhu xua . May chi dat nuoc co cnhieu thay doi...
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/274459_100004570118642_1204546347_q.jpg
Tran le Namson hon 3'6 tireu Dang vien ma chi co 16 ong UVBCT. Theo to cho them vai chuc ong nua vao BCT cung co sao dau ..cang dong' cang dan chu' cang co nhieu nguoi lam viec co ich cho dan cho dang thi dat nuoc moi mau giau manh chu.. chi co 16 ong lai con kiem ...Xem thêm
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc6/s32x32/274459_100004570118642_1204546347_q.jpg
  • http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-ash3/s32x32/48972_1024146817_6074_q.jpg
Nguyen Viet Long Bài viết sắc sảo ghê.
Bottom of Form

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét