Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013



Trần Định


CỨU HỘ VOI RỪNG BỊ DÍNH BẤY SAO CHẬM CHẠP THẾ?
(Nhân đọc bài Voi rừng dính bẫy vì đâu? ( Dân Trí 13-5-2013) )


Tác giả Trần Định giữa lõi Vườn Quốc Gia Yordon mùa Thu 2012. Ảnh : Lê Văn Thao & Nguyễn Bá Ngọc



Sau mấy ngày dính bẫy chưa ai xác định được nhưng đến mức “bộ phận vòi bị dính bẫy đang bốc mùi do hoại tử” mới được đoàn cứu hộ tìm bắt để cứu nhưng không được đã là quá muộn để giữ lại được mạng sống cho cá thể voi này. Ngay hôm 8/5/2012, khi đọc tin này, tôi đã nhận định khả năng bắt được được để cứu chữa cho con voi cái sập bẫy này là rất ít và đã  góp ý kiến. Tính mạng con voi vẫn voi treo sợi tóc. Vì thế tôi xin được đề nghị tiếp mấy nội dung sau đây:
Ảnh và Poster Trần Định thực hiện tặng nhà nghiên cứu voi Lê Văn Thao


1.      Theo kinh nghiệm mà từ 1976 tôi đã được đi theo và trực tiếp chứng kiến những cuộc đi săn voi hoang dã của các gru (thợ săn voi) ở Bản Đôn, anh Thành (quyền GĐ) chỉ thuê có hai voi nhà với hai nài voi (quản tượng) với mấy người trong đội cứu hộ là hoàn toàn không hợp lý. Cần phải huy động thêm ba đến 5 con nữa với các gru thiện xạ, trong đó phải có ít nhất một voi đực khỏe mạnh mới hy vọng bao vây được con voi cái. Những đoàn đi săn voi rừng thường đi vài ba tuần trong rừng thẳm để theo dâu vết đàn voi hoang dã. Khi phát hiện và tiếp cận được với đàn voi rừng, các gru bắt đầu dùng voi nhà với các phương tiện xua đuổi để tách những con voi con yếu đuối ra khỏi đàn voi hoang giã dữ tợn. Lúc đó, họ mới quăng chão để bắt những con voi con. Bắt được rồi, họ đem về dùng voi nhà với những gru kinh nghiệm nhất để thuần dưỡng. Mô tả bằng số học và cả bằng ảnh của tác giả Viết Hảo, chú voi hoang dã khoảng 6 đến 7 tuổi, nặng khoảng 7 tạ, chiều cao 1,2 mét, dài khoảng 3 mét này”, cho thấy  chiều cao của voi chỉ có 1,2 mét là số liệu chưa chính xác so với tuổi và thân hình chú voi qua hình ảnh. Đây là con voi đực, đã có cặp ngà khá dài để nói lên rằng trên thực tế, nó phải trên  bảy tám tuổi và cao hơn anh Hảo mô tả. Nó lại đang bị dính trên vòi - một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể voi đang bị hoại tử-  một cái bẫy. Như thế, chú voi này đã là chú voi thiếu niên gần trưởng thành, rất mạnh và dữ dằn. Cần phải tăng cường nhiều voi nhà như tôi nói ở trên là điều tiên quyết phải làm mới hy vọng sớm khống chế được nó để mà cứu hộ. Cả tỉnh Đắc Lak hiện còn 52 cá thể voi nhà, trong số đó phần đông thuộc hai huyện Buôn Đôn và huyện Lak. Vậy hà cơ gì mà chúng ta lại huy động chỉ có hai con?


Ảnh và Poster Trần Dịnh thực hiện tăng Nhiếp ảnh gia Nguyên Bá Ngọc
Mr. Đàng Năng Long- chủ nhân của 9 cá thể voi nhà
2.       Không dùng biện pháp bắn gây mê lỡ xảy ra trường hợp xấu voi bị chết do lượng thuốc của cá nhà khoa học định lượng sai- quá liều- như trường hợp các nhà khoa học vô tình giết chết con bò tót ở gần sân bay Phú Bài (Huế) cách đây không lâu. Đó là đề xuất của tôi cách đây một tuần, khi chú voi mới được đoàn cứu hộ phát hiện và đuổi kịp này đầu tiên. Hơn một tuần trôi qua, con voi lâm nạn, bị thương đã di chuyển qua lại trên khoảng rừng rộng đến nhiều chụ km2 trong điều kiện Tây Nguyên đầu mùa mưa mà những người cứu hộ vẫ chỉ “ Sẽ mời chuyên gia bắn gây mê "giải cứu" voi rừng” thì đến khi các nhà chuyên gia từ Sài Gòn vượt qua được thủ tục hành chính đến được Buôn Đôn với đoàn cứu hộ chắc chú voi xấu số này đã chết chổng vó lên trời như hai chú voi xấu số chết thảm hồi mùa Thu năm ngoái cũng trong lõi Vườn Quốc Gia Yordon.

3.      Như vậy, đã đến nửa tháng kể từ khi phát hiện con voi bị dính bẫy, công tác cứu hộ ngay trong Vườn Quốc gia vẫn chưa có kết quả. Sự chậm chạp này cho thấy công tác cứu hộ động vật hoang giã, quý hiếm của ta chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vẫn mang tính hình thức và dừng ở mức làm để báo cáo. Trước tình thế nguy cấp này, tôi đề nghị đoàn cứu hộ thực hiện ngay việc bắn thuốc mê nhưng với liều lượng rất it so với định lượng của những người gọi là các chuyên gia của ta định lượng chỉ nhằm mục đích làm suy yêu chú voi dính bẫy kết hợp với việc tăng cường thêm voi nhà như tôi dã trình bày ở trên để bắt cho được con voi rừng lâm nạn này trong thời hạn sớm nhất. Đừng để nó bị chết thảm.
               Hà Nội, 1g20 ngày 14-5-2013
                              Trần Định
             *******************
Voi rừng dính “bẫy” vì đâu?
(Dân trí) - Không chỉ bị đe dọa từ việc mất dần sinh cảnh do sự phá rừng ào ạt của con người, voi hoang dã Đắk Lắk đang bị rình rập bởi một mối nguy hiểm khác là từ các tay săn thú “ngang nhiên” mang súng săn, bẫy thú đi lại trong Vườn quốc gia Yok Đôn.
Sẽ mời chuyên gia bắn gây mê "giải cứu" voi rừng
Mấy ngày qua dư luận đang “nóng” lên thông tin một chú voi hoang dã khoảng 6 đến 7 tuổi, nặng khoảng 7 tạ, chiều cao 1,2 mét, dài khoảng 3 mét được phát hiện bị dính bẫy thú ở vòi chiều ngày 7/5, di chuyển luẩn quẩn ở tiểu khu 453, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn. Sau khi nhận được tin báo, Vườn quốc gia Yok Đôn đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk huy động 2 voi nhà, 4 nài voi, 1 xe ô tô chở thức ăn (mía, chuối) và hơn 10 cán bộ, bác sỹ thú y… tổ chức vào rừng “giải cứu” chú voi. 


Một trong hai con voi hoang dã bị lâm tặc giết hại để lấy lông đuôi hồi đầu tháng 9/2012 ở Yordon Ảnh: Lê Văn Thao

Trưa ngày 8/5, đoàn cứu hộ đã tiếp cận được chú voi rừng và cho triển khai công tác cứu hộ bằng cách dùng 2 voi nhà, cùng 4 nài voi giàu kinh nghiệm cố gắng áp sát voi rừng để tháo gỡ chiếc bẫy nhưng chưa một lần áp sát thành công. Cuộc truy đuổi bất thành, tưởng chừng có lúc đoàn cứu hộ mất dấu chú voi vì voi rừng tháo chạy rất nhanh (đây là bản tính của voi rừng) khiến công tác cứu hộ có lúc rơi vào bế tắc. Trước tình hình này, đoàn cứu hộ đã thống nhất phương án cho “tiếp viện” thêm một voi nhà tại Bản Đôn (huyện Buôn Đôn) có khả năng thiện chiến, sức bền, di chuyển liên tục trong nhiều giờ và được cầm trịch bởi một nài voi “kỳ cựu” tại địa phương.
Sau 4 ngày theo chân voi rừng, đến chiều 11/5, ông Trần Văn Thành - quyền giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn - cho biết, chú voi rừng đã di chuyển đến lâm phần của trạm kiểm lâm số 12 - Vườn quốc gia Yok Đôn, đoàn cứu hộ vẫn đang theo sát nhưng vẫn chưa thể tháo chiếc bẫy. Thời gian cứu hộ bằng phương pháp áp sát, tiếp cận từ voi nhà kéo dài, trong khi vết thương của voi rừng đã bắt đầu hoại tử, có nguy cơ đe dọa tính mạng. 
Do vậy, phương án mời các chuyên gia của Thảo cầm viên TP.HCM để bắn gây mê đã được tính đến. Trong trường hợp voi nhà không khống chế được voi rừng dính bẫy, các chuyên gia sẽ bắn gây mê chú voi, dự kiến sau khi tháo chiếc bẫy, đoàn cứu hộ sẽ thả chú voi về rừng. Thông tin này được ông Trần Văn Thành - quyền giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết vào chiều 11/5.
Tuy nhiên, việc bắn gây mê luôn tiềm ẩn bất trắc nằm ngoài ý muốn, PGS.TS Bảo Huy - Trường Đại học Tây Nguyên - người có nhiều năm nghiên cứu về voi, chủ nhiệm Dự án Bảo tồn voi Đắk Lắk được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt năm 2010, cho rằng, liều thuốc khi bắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cân nặng… bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của voi rừng. Điều này cho thấy các chuyên gia chắc chắn đã tính toán rất kỹ trước khi triển khai phương án này.
Mong manh phận voi
Rừng bị “bứt tử” khiến sinh cảnh sống bị thu hẹp, voi hoang đã lũ lượt kéo về tận nương rẫy vô hình chung tạo cơ hội cho các tay thợ săn ngày đêm rình rập trong rừng. Còn nhớ, cuối tháng 8/2012, tại tiểu khu 257, trạm kiểm lâm số 11 (địa bàn hành chính xã Ea Bung, huyện Ea Súp) 2 voi rừng bị hạ sát dã man để lấy ngà (phần đầu bị đục tung) nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Bằng chứng mới đây nhất là đêm 29/4, Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn đã phát hiện 2 đối tượng ngang nhiên mang ô tô, 1 khẩu súng quân dụng được độ chế thành súng săn vào Vườn quốc gia Yok Đôn săn bắn động vật hoang dã. Ngay sau đó, kiểm lâm đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện và gần 20kg thịt thú rừng.
Sau vụ đôi voi rừng bị kẻ gian xuống tay hạ sát, vị quyền giám đốc VQG Yok Đôn - Trần Văn Thành từng thẳng thắn nêu quan điểm: “Hiện nay tất cả động vật rừng ở nước ta đều quý hiếm chứ không phải một số con quy định trong sách đỏ của nghị định 32. Theo tôi nghĩ, nếu người dân vào rừng săn bắn thú rừng nghĩa là đã đủ yếu tố khởi tố vụ án, người dân vào rừng cưa gỗ không nên phải đủ số lượng, khối lượng mới có thể xử lý”
Một trong hai con voi hoang dã bị lâm tặc giết hại để lấy ngà hồi đầu tháng 9/2012 ở Yordon. Ảnh: Lê Văn Thao

Đàn voi hoang dã tỉnh Đắk Lắk đang bị đe dọa. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk).
Còn về việc bẫy thú của thợ săn, chiều 11/5, vị quyền giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn tuy không nói cụ thể số bẫy thú mà thợ săn “giăng” ở vườn, nhưng khẳng định kiểm lâm của vườn vẫn thường bắt gặp, thu giữ trong lúc đi tuần tra.
Xung đột giữa voi và người tại huyện Ea Súp chưa lúc nào gay gắt như hiện nay, đã có một nạn nhân tại xã Ea Lê (huyện Ea Súp) bị voi rừng quật chết tại chỗ trong lúc vào rừng đào mai. Mới đây nhất, trên các trang báo lại “nóng” lên thông tin hơn 20 con voi rừng kéo các vùng canh tác hoa màu của bàn con các xã Ia Lốp, Ia J’lơi (huyện Ea Súp) kiếm ăn, rồi phá tan hoang 8ha hoa màu làm người dân vốn lo lắng, lại càng lo lắng hơn. 
Voi rừng kiếm ăn gần các điểm dân sinh rồi sụp nước chết là chuyện có thật. Điển hình nhất, ngày 18/3/2013, một cá thể voi rừng 2 đến 3 tháng tuổi, giống đực, cân nặng 50 đến 60 kg trong lúc theo đàn kiếm ăn đã ngạt nước chết tại khu vực hồ Ea Súp Thượng, tiểu khu 289, thuộc xã Cư M’lanh, huyện Ea Súp. Trước đó ít tháng, tháng 12/2012, lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn phát hiện một voi con hoang dã khoảng 1 đến 2 tháng tuổi chết tiểu khu 290, thuộc trạm kiểm lâm số 7 – Vườn quốc gia Yok Đôn.
Theo kết quả khảo sát và kiểm định thống kê sinh học của nhóm tác giả nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên, năm 2009, số lượng voi hoang dã tại Đắk Lắk có khoảng 80 đến 110 cá thể. Phạm vi phân bố gồm: huyện Buôn Đôn (VQG Yok Đôn, Ban quản lý phòng hộ Buôn Đôn); huyện Ea Súp (Ya Lốp, Ea H’Mơ) và huyện Ea H’Leo.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, năm nào tỉnh Đắk Lắk cũng có ít nhất 2 đến 3 con voi rừng bị chết. Theo PGS.TS Bảo Huy - bản chất việc voi chết là do không có quy hoạch khu bảo tồn voi tự nhiên, từ đó PGS.TS Bảo Huy cho rằng, việc làm ngay lúc là tiến hành quy hoạch ngay khu bảo tồn voi tự nhiên, bên cạnh khu vực VQG Yok Đôn, khu ngoài VQG Yok Đôn gồm các vùng: Ya Lốp, Ea H’Mơ - phía Bắc huyện Ea Súp - hành lang nối với VQG Yok Đôn; một phần xã Ea Bung (huyện Ea Súp) giáp với VQG Yok Đôn cũng cần được quy hoạch.
Voi chết, việc cứu đàn voi Đắk Lắk thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng đã được vạch ra cụ thể, nhưng Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk vẫn đang ì ạch. Ông Phạm Văn Láng - Phó giám đốc phụ trách mảng voi hoang dã Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk - khi trao đổi với PV Dân trí, cho biết, Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk giai đoạn 2012-2020 được gửi ra Bộ NN&PTNT thẩm định từ tháng 10 năm 2012 để trình Thủ tướng nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. “Để thực hiện dự án bảo tồn voi phải có nguồn vốn, trung ương phải phê duyệt dự án đã khi đó mới nói đến nguồn kinh phí. Hiện nay tỉnh vẫn đang cung cấp kinh phí để nuôi bộ máy bảo tồn voi”, ông Láng nói.
Viết Hảo
*************

                              Trần Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét