Thứ bảy, ngày 23 tháng mười một năm 2013
BÔXÍT NHÂN CƠ QUA PS ẢNH CỦA TS.XUÂN HOÀI
Bài và hình ảnh : Xuân Hoài
Từ quốc lộ 14 đã có thể nhìn thấy nhà máy phía xa xa, khoản 4 km là quãng đường từ quốc lộ 14 rẽ vào nhà máy Nhân cơ. Đường khá đẹp và thơ mộng !
Trong phòng khách đang trao đổi rất sôi nổi, bên phải XH là GS.Nguyễn Hoàng Lương, ĐHQG Hà nội, đối diện là anh Hiếu , lãnh đạo ban quản lý đang trả lời, Anh Hiếu là người đã lăn lộn với Boxit Tây nguyên từ 1982 , thời còn khối SEV, cụ Võ Nguyên Giáp lúc đó phụ trách KHKT cũng có thời quan tâm đến việc này với tư cách phó thủ tướng ,từng bàn thảo lợi hại với với khối SEV trong việc khai thác Boxit Tây nguyên mà Nhân cơ là trữ lượng lớn nhất.
Chiếc cần cẩu vĩ đại đứng im lìm. Nghe anh lãnh đạo nhà máy nói, khi cao điểm có đến hơn 2000 người làm việc. Hiện thì còn độ hơn trăm người TQ. Các khối công nghệ đã dựng lên cả rồi, nhưng chưa kết nối. Dễ nhận ra điều này khi không có băng chuyền, ống nối nào được lắp lên cả.
Xin gửi lời chào từ Đắcnông , nơi có trữ lượng Boxit thứ nhì thế giới ! Tôi đang có công việc ở Đak nong và sẽ tranh thủ dạo một vong Tây nguyên. Ấn tượng về Tây nguyên thật nhiều mặt, gặp nhau sẽ có chuyện hầu các bạn. Hôm qua tôi có dịp may hiếm có dẫn một đoàn cán bộ khoa học đến thăm nhà máy Nhân Cơ đang xây dựng (nhưng trên ảnh các bạn sẽ không ngạc nhiên khong thấy công nhân xây dựng nữa). Chúng tôi được tiếp đón và giới thiệu nhà may khả tỉ mỉ và được dẫn đi xem toàn bộ công trường....
Xin gửi các bạn vài ghi chép về Boxit Nhân cơ
Xin gửi các bạn vài ghi chép về Boxit Nhân cơ
Nhân cơ là tên một làng nằm cách thị xã Gia nghĩa, thủ phủ Đắc Nông khoảng 15km về phía nam. Chúng tôi có dịp may hiếm có trong chuyến công vụ Đắc nông được đến thăm nhà máy Alumin Nhân cơ, một trong hai nhà máy của dự án Boxit Tây nguyên nổi tiếng (và cũng tai tiếng). Có lẽ vì chúng tôi là nhóm những nhà khoa học đang làm việc trong các phòng thí nghiệm , đến Đắc nông cũng vì mục đích khoa học nên được ưu ái tiếp đón thân tình và trao đổi tỷ mỉ. Lúc nào có dịp thì xin hầu chuyện các bạn nhiều,. Hôm nay công vụ kết thúc, tranh thủ vài giờ sắp xếp vài hình ảnh để các bạn “thưởng ngoạn “ nhà máy nổi tiếng , tốn không biết bao giấy mực (và cả money nữa)của nhiều người, và của xã hội trong mấy năm qua.
Từ quốc lộ 14 đã có thể nhìn thấy nhà máy phía xa xa, khoản 4 km là quãng đường từ quốc lộ 14 rẽ vào nhà máy Nhân cơ. Đường khá đẹp và thơ mộng !
Đã nhìn thấy tấm biển “Ban quản lý dự án Nhà máy Alumin Nhân cơ” rồi
Trong phòng khách đang trao đổi rất sôi nổi, bên phải XH là GS.Nguyễn Hoàng Lương, ĐHQG Hà nội, đối diện là anh Hiếu , lãnh đạo ban quản lý đang trả lời, Anh Hiếu là người đã lăn lộn với Boxit Tây nguyên từ 1982 , thời còn khối SEV, cụ Võ Nguyên Giáp lúc đó phụ trách KHKT cũng có thời quan tâm đến việc này với tư cách phó thủ tướng ,từng bàn thảo lợi hại với với khối SEV trong việc khai thác Boxit Tây nguyên mà Nhân cơ là trữ lượng lớn nhất.
Hình ảnh Boxit (Khay từ trái sang: Quặng nguyên khai, quặng đã rửa, quặng Boixit tinh để đưa vào lò luyện Alumin ; Các lọ phía sau: Sản phẩm trung gian và sản phẩm Alumine (tức Oxit Nhôm Al2O3) cuối cùng để bán, hoặc nếu ta luyện ra nhôm thì tăng giá lên 10 lần! Tôi ngỏ ý xin một tý mẫu Boxit và Alumin thành phẩm thì được biết đây là sp mẫu của Tân rai , Lâm đồng. Nhân cơ chưa có sản phẩm.
Các nhà KH trao đổi ý kiến với nhau
Không một bóng công nhân, cả người Việt lẫn người Tàu
Chiếc cần cẩu vĩ đại đứng im lìm. Nghe anh lãnh đạo nhà máy nói, khi cao điểm có đến hơn 2000 người làm việc. Hiện thì còn độ hơn trăm người TQ. Các khối công nghệ đã dựng lên cả rồi, nhưng chưa kết nối. Dễ nhận ra điều này khi không có băng chuyền, ống nối nào được lắp lên cả.
Bắt đầu khu vực xây dựng hồ thải bùn đỏ. Khu vực này do VN làm.
Toàn cảnh nhà máy ,nhìn từ xa. Hồ nước trước mặt sẽ được xây dựng lại để trữ nước cho nhà máy hoạt động . Phần này cũng do VN làm./.
( Bài và hình ảnh Xuân Hoài )
Câu chuyện về Boxut Tây Nguyên chưa hết
- Về chính trị, đây là sự nhươngj bộ vô nguyên tắc và đổi chác đáng hổ thẹn với TQ để ký được bản tuyên bố chung bình thường hóa quan hệ năm 1991, xuất phát từ nỗi hoảng sợ do mất chỗ dựa LX và hệ thống XHCN .
- Về quân sự , DA Boxit Tây Nguyên là hành động rước giặc xâm lược tiềm năng vào ngồi trên
cao điểm chiến lược ( Trong chiến tranh, bên nào đánh chiếm được cao điểm sẽ khống chế được đối phương , dễ dành thắng lợi )
- Về kinh tế : do công nghệ lạc hậu, đường vận chuyển khó khăn, nguồn điện cung ứng lớn, vốn vay đầu tư quá nhiều , thời gian xây dựng lâu, đầu ra sp chưa xác định rõ v.v nên lỗ là cái chắc. Từ đó, đất nước ta sẽ phải gánh chịu một khỏan nợ chồng nợ kéo dài chưa biêt đến bao giờ mới trả xong, Tóm lại : một dự án không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn ,ngược lại còn làm nghèo đất nước.
Về môi trường : nguy cơ tràn bùn thải từ nhà máy là rất lớn, đe doa an toàn cả một vùng rộng lớn dưới đồng bằng.Một diện tích rừng đầu nguồn lớn bị tàn phá
- Về xã hội, không có dự án nào gây chia rẽ dân tộc như dự án này ( từ các cựu lãnh đạo đến các nhà khoa học đều phản đối nhưng không ai thèm lắng nghe )
- Cuối cùng về cơ chế, nguyên tắc : không công khai đầy đủ, dân không biết rõ thực trạng hiện nay, các phương tiện TT đại chúng dấu diếm sự thật , Đặc biệt với chủ trương sai lầm và các làm như vừa qua, hiên tại cũng như sau này rất khó qui trách nhiệm cho những cá nhân cụ thể,
..Tóm lại, bài phóng sự của Cụ Tiến sĩ rất có sức nặng. Tuy nhiên, theo ngu ý của một lão già chuyên ngồi ghế bệt- tức ếch ngồi đấy giếng- mỗ cho rằng ,nếu cho biết thêm ý khiến đong gióp của mẩy nhà khoa học, cách khắc phục, triển vọng v.v. thì bài viết sẽ hoàn chỉnh và có giá cao hơn nữa !