Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

ĐƯỜNG ĐI KHÔNG CẦN TÌM ĐÂU XA MÀ NGAY Ở DƯỚI CHÂN MÌNH !


ĐƯỜNG ĐI KHÔNG  CẦN TÌM ĐÂU XA MÀ NGAY Ở DƯỚI CHÂN MÌNH !



Người xưa nói rằng “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn. “. Nhưng nếu đã thắng kẻ thù nhỏ mà quên rằng  “Anh hùng một khắc cũng ngàn năm “ thì cái thắng đó cũng chẳng ích gì nhiều cho dân cho nước.
Với tư cách TBT và CTN, ông Nguyễn Phú Trọng sau khi bước đầu “đốt lò” thành công, đã dũng cảm đặt ra ở Hội nghị Trung ương 10 vừa qua ba câu hỏi cấm kỵ , hiếm có xưa nay:
"Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không?"
"Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?"
"Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN không?"
Tất nhiên ông biết chắc, sẽ chẳng có ai trả lời cho ông là “có” hay “không”. Những người có vị trí trong đảng của ông thì cũng thừa kinh nghiệm để hoài nghi rằng biết đâu đây chỉ là phép thử để bộc lộ quan điểm như kiểu phát động trăm hoa đua nở ngày trước, hoa nào nở sẽ bị buộc tàn ngay lập tức . Những đảng viên bình thường thì đã quen tin rằng ý kiến của họ chẳng có ý nghĩa gì với cấp trên, phát biểu đúng sai chỉ mang họa vào thân. Còn người dân ư ? Họ trả lời để làm gì khi “ mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta “. Tình trạng này chính là sự mất niềm tin, thật là nguy hiểm cho bất kỳ nhà nước nào , đó là sự lặng gió trước cơn      bão sắp đến ! Đợi đến lúc đó thì chẳng những chế độ sụp đổ, mà đảng của ông cũng chẳng còn, cũng   không có gì bảo đảm máu sẽ không đổ, kền kền phương Bắc chỉ chờ dịp đó để rỉa xác ! Cần phải làm mọi cách để tránh điếu đó. Việc đó giờ là trọng trách của ông vì nay ông đảm nhiệm chức trách đứng đầu nhà nước. Hơn nữa so với mấy   người tiền nhiệm, ông là người được đào tạo và tài năng hơn. Tuy rằng ông chỉ được đào tạo về xây dựng đảng tại Liên xô,nhưng tin chắc rằng xây dựng nhà nước theo khuôn mẫu nhà nước LÊNIN, một trong những trụ cột của học thuyết mà ông đeo đuổi, cũng được họ truyền thụ. Tất nhiên thời đó các Giáo sư Liên xô mà ông thụ giáo không giảng rằng :
Tuyệt đại đa số nhân loại tiến bộ thì theo khuôn mẫu: “Nhà nước là những thực thể có một lãnh thổ xác định, một số lượng dân định cư nằm dưới sự điều hành của một chính quyền của chính họ (thể chế chính trị?) , và tham gia vào hoặc có khả năng tham gia vào  những giao kết với các thực thể  tương tự. “ (Theo từ điển http://www.duhaime.org/LegalDictionary/S/State.aspx ). Cụ thể hơn  Nhà nước được cộng đồng quốc tế ký kết trong công ước Montevideo (1933): “Nhà Nước với tư cách là một pháp nhân của pháp luật quốc tế cần phải bao gồm những thành tố sau đây : có một lãnh thổ xác định, một tập hợp dân chúng định cư, một chính quyền và có khả năng tham gia vào các mối quan hệ với các nhà nước khác –“
Theo các khuôn mẫu này thì CƯ DÂN (NHÂN DÂN)) là một thành phần của NHÀ NƯỚC. Dân với Nhà nước hoà làm một.
Chắc chắn các GS Liên xô sẽ chỉ tập trung dạy cho ông học thuyết LÊNIN về nhà nước . NHÀ NƯỚC theo LÊ NIN thì lại được    xác định hoàn toàn khác :  “Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị”. “...Nhà nước là một bộ máy dùng công cụ chính trị của mình để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác...”
“ ...Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác..”  (hết trích dẫn, theo  V.I.Lenin :Bàn về nhà nước  http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm)
Như vậy , theo Lenin thì trong NHÀ NƯỚC chỉ có bộ máy quyền lực, còn NHÂN DÂN (CƯ DÂN)không thuộc về nhà nước,mà trái lại, là đối tượng (hành xử) của nhà nước. Và một đặc trưng có thể rút ra từ định nghĩa này của LÊNIN chính là tính bạo lực của nhà nước kiểu LÊNIN. Quốc gia nào xây dựng nhà nước kiểu LÊNIN chắc chắn sẽ sinh ra một xã hội bạo lực từ gốc rễ !

Nhất định ông cũng nhớ ông Hồ chí Minh đã hồi tưởng khi đọc được luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, đăng trên báo Nhân Ðạo (L'Humanité) của Ðảng Xã hội Pháp: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình mà đã nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Vâng, NAQ-HCM đang cần tìm đường đem lại độc lập tự do cho đất nước cho dân tộc lầm than. Vì vậy, Ông HCM đã sống, làm việc, học tập...ở LX gần 20 năm, lâu hơn ông nhiều. Hãy xem ông HCM đã hấp thụ và áp dụng mô hình nhà nước LENIN như thế nào .Thử nhìn lại các con số trong lịch sử các trước tác của NAQ-HCM xem sao:
HCM TT, tập 1 (1919-1924): Có 9 lần xuất hiện “NHÀ NƯỚC”, trong  đó 2 của lời giới thiệu, 7 là của người dịch từ tiếng Pháp. Không có từ nào của Văn Ba-NAQ viết.
HCM TT ,tập 2 (1924-1930)- có 1 lần : “là đem của các nhà thờ đạo làm của NHÀ NƯỚC (Đường Kach mệnh- CM Pháp)”    Nhà nước với nghĩa là của chung.
HCM TT, tập 3(1930-1945): Không tìm thấy từ NHÀ NƯỚC nào cả.
Như vậy qua trước tác của HCM, có thể thấy dù rất hâm mộ LENIN, nhưng HCM chỉ học và vận dụng vào việc giải phóng dân tộc. HCM đã không tiếp thu, truyền bá và vận dụng khuôn mẫu nhà nước chuyên chính giai cấp và bạo lực của LENIN cho Việt nam. Không những chỉ trong trước tác, HCM đã thực hiện việc xây dựng nước VNDCCH hoàn toàn theo khuôn mẫu của nhân loại văn minh. Bất đầu bằng tuyên ngôn độc lập 2/9/45 , việc tổng tuyển cử và lập chính phủ, đặc biệt là bản hiến pháp 1946...tất cả là xây dựng theo một khuôn mẫu nhà nước hoàn toàn tiến bộ ,văn minh ,dân chủ của nhân loại. Trong HIẾN PHÁP 1946: Có 1 lần xuất hiện từ NHÀ NƯỚC-tại     Điều 15…” Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình NHÀ NƯỚC”. Nhà nước theo nghĩa là chung, công cộng.
Figure 1:Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh p
Vậy thì Khuôn mẫu NHÀ NƯỚC LENIN (государство) , một trong những yếu tố chủ chốt của chủ nghĩa LENIN đã không phải là khuôn mẫu của Việt Nam từ khi lập quốc . Chính vì đã xây dựng một chính quyền, một hiến pháp tiến bộ hoàn toàn do dân, của dân, vì dân mà đã thu phục được niềm tin, dẫn đến những thành quả chiến thắng quân sụ và kt-XH . Đến cuối thập kỷ 50, khi tình thế thay đổi, khả năng hoà bình thống nhất không còn, cả nước chia hai địch ta, một thế hệ lđ mới thay thế dần HCM đã 70t, thì khuôn mẫu nhà nước của LÊNIN dần được áp dụng (vào hiến pháp 1959 và sau đó). Lẽ ra sau 1975 đất nước thống nhất, không còn địch ta, thì phải xây dưng đất nước theo khuôn mẫu dân chủ khi lập quốc. Nhưng sự kiêu căng cs đã không làm vậy, mà lại kiên trì khuôn mẫu nhà nước LENIN ngay cả khi quê hương sinh ra nó cũng đã vứt bỏ, và hậu quả tai hại kéo đến ngày nay, khiến ông Trọng nay phải ngậm ngùi đặt ra ba câu hỏi cấm kỵ tại HN TW 10 vừa qua. Ba câu hỏi của ông động chạm đến những vấn đề cốt lõi của khuôn mẫu nhà nước LÊNIN đó!
Như đã nói, sẽ không có câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Figure 2 : Điều thứ 1: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.


Nhưng quan trọng hơn, ông không cần chờ ai trả lời cho ba câu hỏi của ông . Mà chỉ cần hành động để giải quyết ba câu hỏi đó.
Việc này, ông có thể dễ dàng làm được, sẽ không có ai, dù là kẻ thù của ông, phản đối được. Rất đơn giản, hãy thực hiện học tập và làm theo HCM, từ bỏ khuôn mẫu nhà nước của LENIN, thực hiện khuôn mẫu xây dựng đất nước của HCM. Lấy hiến pháp lập quốc 1946 làm nền tảng xây dựng đất nước. 100% nhân dân sẽ ủng hộ, mọi khó khăn sẽ được tháo gỡ, niềm tin sẽ trở lại, Việt nam sẽ trở nên hùng cường !

ĐƯỜNG ĐI KHÔNG  CẦN TÌM ĐÂU XA MÀ NGAY Ở DƯỚI CHÂN MÌNH !
Sáng suốt thay đổi trong hoà bình và hoà hợp. Bây giờ hoặc không bao giờ !
THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG-NHÂN DÂN LÀ TỐI THƯỢNG !
húc".



Figure 3: Lời than thở đáng giá này là của Hoàng hậu xinh đẹp, xấu số của nước Pháp, đã bị CM treo cổ năm 1793.

TRẦN GIA NINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét