NỖI
BỌ HƯƠNG KHÊ
Dẫu
ở nơi địa đầu Đông Bắc ở mỏm Sa Vĩ, dẫu ở tột cùng Tây Nam Đất nước ở mũi Ngọc
Hà Tiên hay ở nơi viễn xứ, tôi vẫn tự hào giới thiệu mình với người quen rằng:
Quê tôi - Mẹ Đức Thọ, Bọ - Hương Khê. Đó là hành trang lớn lao nhât mà tôi luôn
đem theo nó bên mình.
Tôi
thực sự vui mừng nhận được một số cuộc điện thoại từ những người bà con họ hàng,
bạn bè đồng hương trách cứ về việc không thông báo cho họ về cuộc họp đồng
hương Hương Khê tại Hà Nội sáng 23-3-2013.
Thực
tế, tôi đến được với cuộc họp thân tình, quý giá này nhờ một người bạn thân
“bắt cóc” đến trong khi đáng lẽ tôi đã có kế hoach dự Hội lớp N67 - đại học đầu
tiên cách đây gần 50 năm của tôi.
Khoảng
hai trăm bà con cô bác, các em, các cháu đã hạnh ngộ tại Hội trường Bộ Tư lệnh
Cảnh Vệ bên bờ hồ Trúc Bạch Hà Nội để nghe đại diện huyện uỷ, UBND huyện Hương
Khê (HT) thông báo tình hình phát triển kinh tế xã hội quê nhà. những người
lãnh đạo trẻ năng động của Huyện nhà đã đem đến cho mọi người nhiều tin vui và
nhiều tình cảm chân tình ấm cúng. Anh Quang – Phó Tư lệnh Bộ TLCV - Người chủ
trì cuộc hạnh ngộ đầu xuân Quý Tỵ 2003 đã thở pháo nhẹ nhõm khi thấy bà con đến
đông gần chật hội trường. Không dưới một lần anh thổ lộ: “- Từ sáng tôi chỉ sợ
số người đến dự quá ít trong khi tiệc trưa đã đăt tới 200 suất”. Là người đã có
măt ở Hà Nội khi mới 14 tuổi lớn lên, học tập, làm việc và sống ở Hà Nội ngót
60 năm, tôi lại nghĩ khác: “hai trăm người chắc chỉ mới là 1% số người gốc
Hương Khê có mặt tại Hà Nội kể từ năm Giải phóng Thủ đô (1954) đến nay. Nếu
tính từ những năm 1940 trở về trước, số người góc Hương Khê ở Hà Nội còn đông
hơn nhiều nữa”. Con người ta sinh ra cẳng ai có quyền chọn quê hương và cha mẹ.
Đó là nguyên do để từ năm nay, sau tiết Thanh Minh sẽ là cuộc hạnh ngộ của
chúng ta - những người con Hương Khê ly hương nơi kinh kỳ bà con nhé. Hãy tìm
cách báo cho nhau càng sớm càng hay, càng đông càng tốt. Năm nay ít người Đồng
hương Hương Khê tại Hà Nội sáng 23-3-2013- Xuân Quý Tỵ.
Nhìn
lại năm 2012, Hương Khê, một huyện nghèo nhất tỉnh của một tỉnh nghèo nhất nước
đã vượt lên xoá đói giảm nghèo, một trong những huyện dẫn đầu cả nước trong
phong trào xây dựng nông thôn mới với những con sô biết nói:
-
Toàn
huyện đã có 1.200 mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại,
kinh tế vườn với giá trị s/x năm 2011 – 2012 đạt gần 380 tỷ đồng, nâng mức thu
nhập bình quân đầu người trong toàn huyện lên đến hơn 14 triệu đồng/người.Tổng
số vốn huy động của ngân sách toàn huyện lên đến 316.460 triệu đồng. Hương khê đang đi đầu không chỉ trong toàn tỉnh
mà còn dẫn đầu toàn quốc trong công tác Xây dựng Nông thôn mới với những xã điển
hình là Gia Phố, Hương Trà Phú Phong, Phúc Trạch v.v…Từ một huyện phát triển
kinh tế xã hội địa phương chủ yếu dựa vào 100% ngân sách tỉnh và nhà nước, năm
2012 Hương Khê đang vươn lên không chỉ thực sự thoát nghèo, mà còn đang bước dần
tới tự chủ với mức thu ngân sách đạt 503.621 triệu đồng trong đó số thu trên địa
bàn huyện dạt 125% kế hoach tỉnh giao, tương đương 43.900 tỷ đồng và tổng chi
ngân sách 430.511 triệu đồng.
-
Hương
Khê đã xây dựng được hơn 10 mô hình chăn
nuôi liên kết với quy mô 300 dến 500 con/lứa. 300 gia đình đã kết hợp chăn nuôi
với xây dựng bể bioga vừa bảo đảm vệ sinh môi trường vừa giải quyết được vấn đề
chất đốt góp phần giảm thiểu nạn chặt củi
phá rừng.
-
Hàng
vạn người con Hương Khê ly hương chắc hẳn sẽ vui mừng, yên tâm cho những chuyến
về quê của mình trong một vài năm tới khi công trình trọng điểm cấp nhà nước –
nâng cấp QL15 A- hoàn thành gia đoạn I. Đây là tuyến đường huyết mạch chính
trong hệ thống đường mòn mạng nhện mang tên Hồ Chí Minh thời chống Mỹ sẽ trở thành
quốc lộ hiện đại chạy qua huyện nhà từ xã Hà Linh tới xã Phúc Trạch.
-
Cùng
với những thành tích trong xây dựng kinh tế, cơ sở hạ tầng cho địa phương, huỵện
miền núi Hương Khê còn là một vùng đất học nổi tiếng hàng trăm năm nay của cả
nước với 61/78 trường đat chuẩn quốc gia. Con số đó cho chúng ta thấy lãnh đạo
và bà con xã nhà Hương Khê quyết tâm phát huy truyền truyền thống của tiền nhân
quê hương để lại là là “thà đứt bữa nhưng đừng bao giờ để đói con chữ” .Nhờ đó,
huyện nhà không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững phổ cập giáo dục tiểu học,
13 xã đạt PCDD trung học (tăng 5 xã so với 2011) và 13 xã đạt Phổ cập giáo dục
mầm non.
Nhờ
truyền thống hiếu học, hang vạn con cháu Hương Khê từ nhiều đời nay đã vượt được
qua khỏi thác Vũ Môn. Không ít người trong số đó đã như “cá hoá rồng”. Họ đã và
đang góp phần xây dựng Quê Hương, Tổ quốc mình từ nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí địa
lý khác nhau từ trong nước cũng như ngoài nước. Nguồn kinh tế trí thức cũng như
nguồn kinh tế trái tim hướng về quê hương của con dân Hương Khê vẫn luôn ào ạt
như dòng nước Ngàn Sâu ngàn năm hội nhập với La Giang, Ngàn Phố nơi Tam Soa để
ra biển vậy.
Kết
nối được tình cảm ấy, hoà hợp được sức mạnh
của dòng thác Vũ Môn, nước sông Ngàn Sâu
để biến thành năng lượng mới xây dựng những xóm làng bên đôi bờ Ngàn Sâu
đang là khát vọng của mọi con tim Hương Khê trên mọi nẻo đường đất nước và cả
những người con đang giữ hồn cốt Tổ Tiên, Cha Ông tại quê nhà.
Thưa
bà con cô bác, các bạn, các em và các cháu Hương Khê yêu quý!
Nhân
dịp lần đầu tiên tình cờ được tham gia cuộc hạnh ngộ đầu Xuân Quý Tỵ 2013 của bà
con đồng hương tổ chức tại Hà Nội, tôi
xin được gửi tặng bà con dăm câu ba điều như thế cùng một số hình ảnh trong cuộc gặp măt này và
những gì tôi đã ghi lại được từ quê nhà trong những năm gần đây! Những ảnh trên
trang này không có giá trị phóng ảnh vì phải giảm dung lượng để tiện tải lên
mạng. Bà con nào cần ảnh chất lượng cao hãy liên lạc với tôi theo địa chỉ đã
ghi sẵn trên mối tấm ảnh.
Kính
chúc bà con và chính quyền huyện nhà Hương Khê một năm Mới Quý Tỵ An Khang Hạnh
Phúc và Thắng Lợi
Hương Khê - Hà Nôi,
1947 – 2013
Trần Định
(Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét