Trần Định và Trần Xuân Hoài
VỀ QUÊ - KÝ SỰ ẢNH
Chiều về trên hồ Bình Sơn ở thị trấn Hương Khê - nguyên là đập Cụ Kỷ - trưởng tộc chi thứ 5 thuộc họ Trần Gia Phổ được khởi xây từ đầu thế kỷ XX. |
Thân gửi toàn thể bạn đọc Blog và cộng đồng Facebook
cùng toàn thể bà con tộc họ yêu mến.
Những ngày cuối cùng của Tháng Bảy- mùa Vu Lan Quý Tỵ 2013 báo hiếu các bậc sinh thành- đang đến.
Trong tâm tưởng “nhớ về nguồn cội” của Dân Tộc, tháng Tư âm lịch vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Ông Trần Xuân Quỳ 91 tuổi từ Sài Gòn ra Hà Nội, chúng tôi đã nhóm họp để lên KH báo hiếu của dòng họ mình. Ông Quỳ 91 tuổi, là con thứ chín của ông bà nội chúng tôi .
Ông Quỳ và Ông Khải bên Mộ tổ ở Động Hướu của 5 chi họ Trần Gia Phổ Hương Khê Hà Tĩnh |
Mộ Can Tình chi 4 họ Trần Gia Phổ Hương Khê Hà Tĩnh, là chi của gia tộc cụ Trần xuân Đào, Ông nội tôi |
Ông nội tôi sinh năm 1871 và bà nội sinh năm 1882. Ông bà tôi sinh hạ được 10 người con. Ba tôi là con thứ bảy. Một người bác thứ năm trên ba tôi một người nữa bị mất sớm khi mới có lên năm. Còn lại chín người, bốn gái và năm trai đều đã sống vắt qua hai Thế Kỷ thì đến khi chúng tôi nhóm họp để thực hiện việc báo hiếu này, các bậc sinh thành của chúng tôi cũng đã về với Đất gần hết, chỉ còn lại nơi cõi tạm dương thế này với chúng tôi có ba người – một o (cô) thứ tám và hai chú thứ chín và chú út thứ Mười. Người trẻ nhất trong thế hệ thứ ba của ông bà tôi cũng đã ngoài 50 tuổi rồi.
Chủ trương trùng tu tôn tạo nghĩa trang tộc họ được mọi thành viên có măt và vắng mặt trong cuộc họp sớm được thỏa thuận. Mốc hoàn thành và làm lễ khánh thành trùng tu là Rằm tháng bảy. Đây là Rằm của mùa Vu lan, đồng thời là ngày giỗ thứ 58 ông nội Trần Xuân Đào của chúng tôi. Hàng chục bức thư điện tử, hàng trăm cú điện thoại í ới gọi nhau. Dưới đây là trích đoạn một trong những bức thư mà chúng tôi đã gửi cho nhau trong quá trình tiến hành việc báo hiếu.
“Kính gửi : Các Chú, các O, Anh Chị Em ,Con Cháu, Chắt….Họ Trần Gia Phổ, Dòng Can tinh,
Chi Thứ Tư.
Vưà qua Họ Trần chúng ta đã tiến hành Tôn tạo, Tu bổ nghĩa trang Họ Trần Gia Phổ, Dòng Can Tình, Chi Thứ Tư. Được sự hưởng ứng của toàn thể họ tộc, đóng góp của cải và công sức, đến nay công việc này đã cơ bản hoàn thành. Hiện nay nghĩa trang này chẳng những là nơi đắc địa, hợp phong thủy, mà còn là một nghĩa trang rất khang trang, mỹ thuật ,bình dị rất hợp với truyền thông văn hóa của Họ Trần chúng ta.
Khi biết việc trùng tu đã hoàn thành, và nhìn những bức ảnh đầu tiên, Ông Trần Xuân Khải (Út Mười) ở Vũng Tàu đã xúc cảm có những dòng thơ đầu tiên:
Khắc đậm trong tim một chữ "đồng"
Nghĩa trang tôn tạo,thỏa niềm mong
" Ngàn Sâu "chín khúc, tình không cạn
"Cổ ngựa" muôn năm, nghĩa vẫn nồng
Họ tộc sum vầy, nghênh vận thắm
Hương hồn khuất bóng, đón tâm hồng
Ơn sâu Tiên Tổ- chung tâm nguyện
Giữ "đức" Trần gia mãi sáng trong!
Chúng tôi nghĩ rằng, những dòng thơ này đã nói lên được tấm lòng của con cháu họ Trần Gia phổ.
Xin mời mọi người bỏ chút thì giờ đọc bản Báo cáo chi tiết kèm theo đây để thấy hình ảnh và các chi tiết cụ thể về công trình tâm linh có tính chất lịch sử này của họ tộc chúng ta. Sự đóng góp công sức và của cải của mọi thành viên trong dòng tộc là vô giá, nhờ đó mà công trình đã hoàn thành tốt đẹp.
Chúng tôi đặc biệt muôn nhân dịp này nói với bà con anh chị em đôi lời về sự đóng góp rất lớn lao của vợ chồng em Trần Thế Công , vợ chồng em Trần Thanh Bình Bình (nhà chú Hộ) và Em Trần Thị San (nhà Chú Ngô) ở Hương Khê, đã không tiếc công sức trong suốt mấy tháng liền đã chăm lo thực hiện được công trình lịch sử này.
Chúng tôi cũng muốn nhắc tới sự hết lòng của Ông Quỳ , không quản tuổi tác , luôn quan tâm lo lắng để công việc được trôi chảy. Ông Quỳ đã cùng Bà Như về quê để cúng xin phép tổ tiên ,và chủ trì lễ khởi công.
Em Trần xuân Định, đã từ Hà nội về để hỗ trợ giai đoạn kết thúc.
Em Trần Anh Tuấn ngoài việc đóng góp rất lớn tài chính, còn trực tiếp về quê sau 40 năm xa cách, trực tiếp kiểm tra thiết kế , đến tận xưởng thợ ở Hồng Lĩnh để kiểm tra góp ý về vật liệu, thiết kế thi công.
Tất cả sự đóng góp công sức và thời gian này của mọi người nói trên đều tự nguyện, không tính công. Kể cả chi phí ăn ở đi lại cũng đều tự túc.
Thật là những tấm lòng thơm thảo đối với tổ tông, dòng họ, thật đáng ngưỡng mộ và ghi nhớ.
Việc tiếp theo là nhân dịp này dòng họ ta sẽ tổ chức gặp mặt tại quê nhà để cúng tổ tiên, cầu phúc cho con cháu .
Về cuộc hành hương về Gia Phổ
Như đã thông báo trong thư trước, sau khi hoàn thành, nghiệm thu thì ban Thi công đã làm lễ tạ tổ tiên, thần linh theo truyền thống.
Tiếp theo , chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến và đi đến quyết định chọn ngày 16 tháng 7 âm lịch để làm lễ họp mặt truyền thống họ tộc. Ngày này có ý nghĩa là đúng dịp rằm tháng 7, lễ Vu lan theo truyền thống để tưởng nhớ ,tạ ơn tổ tiên và những người đã khuất. Đối với Gia tộc Cụ Trần xuân Đào, ngày 17/7 âm lịch tiếp theo cũng là ngày giỗ cụ Trần Xuân Đào.
Mọi người ai có điều kiện, nên về Gia phổ vào chiều 15/7 Âm lịch, tức thứ Tư ,ngày 21/8/2013. Sáng 16/7âm lịch,8 giờ sáng tập hợp con cháu hai chi (Cụ Tx Đào, Cụ Hy) tại Nghĩa trang, cúng tổ tiên (ông Quỳ chủ trì). 9 giờ 30 trở về nhà thờ họ, cúng lễ. 10 giờ 30 về khách sạn dự tiệc chung. Tiệc này có mời đại biểu địa phương, đại diện các chi họ Trần khác ở Hương khê.
Chiều 16/7 Âm lịch hết phần chính thức, có thể đi tham quan Hương khê, đi Chợ hoặc về Hà nội, Sai gòn.
Về chi tiết và cách tổ chức cho con cháu ở Hà nội về, xin xem thư tiếp theo dành riêng cho nhóm Hà nội .
Ban Tổ chức đề nghị:
Nhóm ở Quê( San, Công, Bình) mời và thống kê cho biết số lượng con cháu ở quê là bao nhiêu người tham dự và báo ngay.
Những người nhận được email này làm ơn in ra, thông báo cho những ông bà, bố mẹ (nói chung là người cao tuổi không thạo máy tính) và biết được ai trong họ tộc thì cũng thông báo giúp những thông tin này, và báo về cho tôi biết ngay. Khi nhận và đọc được thư này xin trả lời lại cho tôi biết ngay là đã đọc. Hiện nay, tôi chưa có địa chỉ liên lạc với nhà O Liên, Nhà Chi Vi, Chị Trai..Ai có cách gì , hoặc biết một địa chỉ email nào có thể liên lạc , xin forward giúp và cc cho tôi để biết địa chỉ.
Ai có ý kiến gì, xin viết cho tôi ngay.
Chúc ngủ ngon
Mong nhận được phản hồi ngay.
Trần xuân Hoài.
_________________________________________________
Ngày rằm và ngày 16 tháng 7 Quý tỵ , tức ngày 21,22/8/2013 Con cháu Chi 4 họ Trần Gia phổ từ khắp đất nước đã hành hương về quê cha đất tổ ,cử hành lễ Vu lan Báo hiếu tổ tiên và khánh thành nghĩa trang Eo Cổ Ngựa của Gia tộc vừa hoàn thành tu bổ ,tôn tạo:
Ngày rằm và ngày 16 tháng 7 Quý tỵ , tức ngày 21,22/8/2013 Con cháu Chi 4 họ Trần Gia phổ từ khắp đất nước đã hành hương về quê cha đất tổ ,cử hành lễ Vu lan Báo hiếu tổ tiên và khánh thành nghĩa trang Eo Cổ Ngựa của Gia tộc vừa hoàn thành tu bổ ,tôn tạo:
TỤNG VĂN
Do Ông Trần Xuân Quỳ, 91 tuổi phụng thảo và đọc tại Lể Khánh thành Trung tu nghĩa trang họ Trần Gia Phổ chi thứ Tư dòng Can Tình tại Eo Cổ Ngựa sáng 16 tháng Bảy Quý Tỵ.
Đất trời rạng rỡ
Núi non tụ khí anh hùng
Nhật nguyệt giao hòa
Hồn thiêng lung linh lay động
Con cháu Bắc Nam khắp chốn đổ vể
Thân thuộc gần xa nhắn lởi chúc tụng
Không trống dong cờ mở
Mà trong dạ mở cở.
Khỏi yến tiệc lình đinh
Mà lòng no tận cổ.
Mười lăm ngôi mộ đã xây xong
Sừng sững một nghĩa trang Eo Cổ Ngựa.
Sung sướng vui thay!
Mừng nào kể xiết!
Ngắm mây trời thấm nghĩa công Cha
Nhìn cỏ nội dạt dào tình Mẹ
NHỚ KHI XƯA
Có một nông dân thuần phác, con trai thứ tư Can Tình, tên gọi chàng Hạnh hiền hòa, bản lĩnh can trường, tính tình cương trực, yêu quê hương đồng ruộng, giỏi lao động cấy cày tháng ngày cuốc bẫm cày sâu, trên giải đất phì nhiêu cạnh con sông Ngàn Sâu ,Xóm Phố.
Nhờ may Trời xe duyên phận, gặp được một nữ nhi hiền thục Đặng Thị Liên dòng dõi con nhà, cùng uống chung nước một dòng sông, cùng quê, khác xóm, giỏi cấy cày, thạo nghề tầm tang canh cửi, cùng nhau thề non hẹn biển, tào khang gá nghĩa trăm năm.
Hai người sinh hạ được 7 người con: 5 trai, 2 gái.
Do phương kế sinh nhai, cách ngăn địa lý, lúc sổng họ ít được gần nhau, lúc chết mỗi người một ngã.
Riêng người con cả Trần Xuân Đào và người con thứ ba Trần Đình Khương lúc sống gần gũi bên nhau, sau khi chết lại được về cùng một chỗ.
Cụ Trần Xuân Đào sau ngày vinh quy bái tổ về làng ngày đêm nung nấu ý chí đấu tranh bất chấp tù đày, quyết chống lại cường quyền thực dân xâm lược, mở trường dạy học kiêm nghề bốc thuốc dao cầu thuyền tán cứu dân, được dân yêu, dân quý, thường gọi Cụ bằng cái tên trìu mến “ cụ Hàn Gia Phổ” thân thương.
Cụ Trần Đình Khương tính tình chân chất thuần túy nông dân, kế thừa nghiệp tổ chi điền, cụ yêu từng luống cày, hạt thóc. Sáng tinh mơ Cụ đã dắt trâu ra đồng với một ấm trà xanh đặc quánh cắm đũa không đổ. Dân làng và con cháu thường gọi Cụ là “Ông Hy chè”. Cụ giỏi gọt ách đẽo cày, nức tiếng khắp vùng, khó ai bì kịp.
LẠI NHỚ VÈ MỘT CON NGƯỜI
Ông Trần Xuân Ngô xứng danh con cháu họ Trần. Ông là con trai thứ ba của Cụ Hàn. Chẳng phải chuyên nghề phong thủy, nhưng đau đáu một niềm thương, xót xa cảnh xa lìa ngăn cách của những hương hồn dòng Can Tình, chi thứ tư họ Trần Gia Phổ, kẻ đang nằm bên gốc chuối khóm tre, người phơi mình nơi trống trơ bờ bãi. Ông Ngô đã tìm ra mảnh đất thiêng tuyệt đẹp nằm giữa chập chùng trùng điệp núi non, mênh mang gió núi cỏ biếc cây xanh thanh bình thoáng đãng, rước hài cốt đón vong linh những đoản phận dòng màu cố Hạnh về quy tụ một nơi, đời đời an nghỉ giấc ngàn thu nơi nghĩa trang Eo Cổ Ngựa.
THEO DÒNG CHẢY THỜI GIAN
Kể từ năm 1958, khi Ông Trần Xuân Ngô tìm ra mảnh đất thiêng Eo Cổ Ngựa cho đến nay đã trải qua một khoảng thời gian đài 55 năm, chúng ta có những ký ức nào cần ghi nhớ? Đó là những cột mốc thời gian mà con cháu họ Trần Gia Phổ chúng ta đã lần lượt rước hài cốt cùng vong linh những thân nhân trong họ đã quá cố lâu ngày về quy tập tại nghĩa trang mà chúng ta vừa xây dựng lại.
Mốc thứ nhất: Năm 1958 - Năm này là năm bà Hoàng Thị Lan vợ đầu ông Trần Xuân Biền, con dâu cả cụ Hàn Đào, được rước về đây đầu tiên.
Bà Lan bị máy bay Pháp ném bom giết hại năm 1954 tại chính làng Gia Phổ, được các con và những người thân trong gia đình đưa về mai táng tại quê ngoại Đức Thọ. Đến năm 1958 bà Lan lại được đón rước trở về an táng tại đây.
Mốc thứ hai: Năm 1976 - Tám bộ hài cốt của cố Liên, cố Hạnh, cụ Hàn Đào, cụ Khương, bà Mỹ, bác Đồng, o Tứ, anh Bính được lần lượt rước về.
Mốc thứ ba: Năm 1986 - Bà Lưu Thị Nậy –vợ ông Ngô mất, được đưa về an táng tại đây.
Mốc thử tư: Năm 1990 - Cụ Hàn bà được rước từ Bất Bạt, Sơn Tây về đây an nghỉ.
Mốc thứ năm: Năm 1993 - Các bộ hài cốt của bà Phan Thị Hai, ông Trần Xuân Hộ, bà Nguyễn Thị Thọ được lần lượt rước về đây an táng.
Mốc thử sáu: Năm 2004 - Ông Trần Xuân Ngô mất đúng ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thân (2004). Ông được đưa về an tang tại đây với định danh cư dân thứ 15 của nghĩa trang.
Mốc thứ bảy: Năm 1997 - Nghĩa trang được trùng tu tôn tạo lần thứ nhất, xây tường bao quanh, xây am thờ, nền được tráng xi măng kiên cố.
Mốc thử tám: Năm 2013 - Nghĩa trang được tôn tạo lại lần thứ hai với diện mạo hoàn toàn đổi mới. Các ngôi mộ được ổp lát bàng đá Granite nguyên bản, kỹ thuật tân tiến, chất liệu cùng cách xây dựng đảm bảo chống chọi dài lâu với sự khắc nghiệt của thời gian.
CHÚNG CON NAY
Dòng máu chỉ bốn Can Tình
Cháu chắt cố Liên Gia Phổ
Khắp nơi mọi ngã đổ về
Trẻ già nương tìm cội rễ
Hân hoan chén rượu trùng phùng
Kính cẩn tuần nhang sửa lễ
Xin tổ phụ vạn thế linh thiêng
Phù con cháu trăm điều chỉ vẽ!
Xin nguyện
Hằng năm lấy ngày 16 tháng 07 âm lịch làm ngày của dòng họ
Hằng năm lấy ngày 16 tháng 07 âm lịch làm ngày của dòng họ
“Trăm người một họ thương nhau tình ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm cành, gắn bó mãi keo sơn chặt chẽ
Dựng cơ đồ chị ngã em nâng
Gặp hoạn nạn bầu thương lấy bí
Nhìn tương lai mở rộng tâm hồn
Vì sự nghiệp nâng cao trí tuệ”
Âm dương cách trở
Theo khói hương bay
Qua màn đêm dày
Kính dâng tâm nguyện
Gia Phổ, ngày 22 tháng 8 năm 2013
Tức ngày 16 tháng 07 âm lịch năm Quý Tỵ
Trần Xuân Quỳ Phụng Thảo
&&&&&&&&&&&&&&
Cũng nhân đây, Trần Định xin được bày tỏ dăm câu ba điều về Hương Khê và Gia phổ quê mình. Về anh hùng hào kiệt và nguyên khí quốc gia thì lịch sử tỉnh nhà và chính sử Nước ta ghi tạc. Với tôi – kẻ bị nhiều bạn bè thường chưởi là “đồ mất gốc”- quê tôi là rốn của câu thành ngữ “dân cá gỗ”. Quê tôi nghèo, ai ai cũng tằn tiện, tiết kiệm (trừ tôi) từng con cá lá rau cho đến từng đồng xu tiền bạc cho việc dựng cửa dựng nhà, góp phần làm nên nguyên khí quốc gia. Với tôi, Gia Phố còn nữa là sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau ở quê theo lối cho nhau cái cần câu chứ không biếu xén cái con cá kiểu cơ chế phong bì hiện nay. Chẳng thế mà một xã thuần nông với 87 % cư dân là con chiên ngoan đạo vẫn đến nhà thờ nghe cha giảng đạo mỗi ngày cuối tuần mà vẫn đường đường là đơn vị Hai lần Anh Hùng được Nhà Nước phong tặng. Cả xã tôi có bảy nhà thờ Thiên Chúa trong khi chỉ có một Chùa làng và một Đình làng – nơi lưu giữ được vài cặp câu đối và những điều răn dạy người đời của ông nội tôi để lại thì đã bị phá tan tành từ trước những năm cải cách ruộng đất và trong kháng chiến chống Mỹ.
Và chúng tôi đã về quê. Năm thế hệ hạnh ngộ lần đầu ở quê tuy chưa đông như lần tổ chức họp họ ở Hà Nội hồi Tết Nguyên Đán 2010 tới hơn hai trăm thành viên.
Mời cả nhà xem những bức ảnh mà anh em chúng tôi (anh Trần Xuân Hoài) đã chụp được trong những ngày về quê trong nỗi niềm:
Bao giờ cho đến xưa kia
Để con “ở lổ”* giữa quê tắm truồng.
Hà thành mưa phố thành sông
Chẳng ai ở lổ tắm truồng dưới mưa.
*Phương ngữ chỉ dành cho những người nhớ quê.
*****
Những hình ảnh Trên đường về quê hương:
Những hình ảnh Trên đường về quê hương:
Nhóm đầu tiên từ Hà nội , Sài Gòn, Vũng tầu về đến Thị Trấn Hương khê rồi:
Anh em Công, Bình ở Hương Khê gặp Ông Quỳ, Ông Khải, Hoài, Định tại Khách sạn Hoàng Ngọc |
Ông Khải-Bà Chín từ Vũng tàu đã đến ở Khách sạn |
Rằm tháng 7 Quý tỵ 2013, lễ Vu lan Báo hiếu, con cháu chăm sóc mộ tổ |
Từ trái sang: Bà Chín, Huỳnh, San, Ô Quỳ tại Mộ Can Tình |
Nhóm con cháu đông nhất từ Hà nội vừa đến Khách sạn vào chiều muộn rằm tháng 7 |
Quê hương đây rồi! |
Những nụ cười rạng rỡ trên quê hương |
Tộc trưởng Trần xuân Nam |
Nhóm về quê bằng Ô tô theo đường Hồ Chí Minh đã đến nơi, Trần xuân Hiển sẽ là tộc trưởng nối ngôi |
Ngọc Ly (con gái Bội Hoàn)) lần đầu biết quê hương |
từ trái sang, hàng ngồi: Chị Huân, Anh Dung (ở Gia phổ), Đức Hoàng (cháu ngoại Ô Quỳ), Ô Quỳ, Ô Khải, Phan Trường Định (chồng Hiên). Hàng Đứng: Hoa, Hoài, Hiên, Hiển, Bảo |
Trần Hồng Hà&Đinh Thiện Bảo |
Nhớ lại 60 năm trước: Năm 1955, Bi kịch Cải cách ruộng đất xẩy ra, Ông nội chúng tôi bị quy oan sai, chịu bao vây đấu tố, chết đói trong cô đơn, phải bó chiếu mang chôn. Bao nhiêu sách thuốc, kinh sử ,thơ văn chữ Hán quý hiếm truyền đời bị đốt sạch. Ngôi nhà gỗ 5 gian bị chia nhỏ làm quả thực cho các hộ bần cố nông. Một gian nhà được một người con rể họ Trần, tên làTrọng, mua lại và đem về dựng lên để ở tại mảnh đất bên cạnh nhà thờ họ.
Thăm Ông Trọng (giữa), người còn sử dụng một gian nhà của Ông Nội tôi |
Ngồi trên bậu cửa như hơn 60 năm trước |
Lên Nghĩa trang Eo Cổ ngựa |
Thăm lại bạn bè, người xưa cảnh cũ:
Thầy Hiệu Trưởng Lê Đình Đức (phải), ngôi trường cấp 2 Gia phổ do Ông Nội tôi sáng lập vào năm 1945 |
Rừng cây Gió Bầu, tức cây Trầm hương, là nguồn thu lớn của làng Phúc trạch, Hương Khê |
Bên vườn bưởi Phúc trạch một thời nổi tiếng |
Rừng Trầm Hương, rừng tiền rừng bạc ! |
Thăm lại Vườn cũ, rậm như rừng già |
Hồ Bình sơn, trung tâm thị trấn Huyện |
Anh Lương, Nguyên Chủ tịch, Bí thư ĐU,thay mặt lãnh đạo xã đến dự cùng gia tộc |
Rời quê hương, trở về nơi đang cư trú và làm việc |
Các em , các cháu ở lại quê hương, giúp mọi người thu dọn nhé! |
chúc mừng gia tộc!
Trả lờiXóa