Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

THƯ NGỎ GỬI  ÔNG HOÀN – TBT BÁO DÂN TRÍ, TBT NHIỀU TỜ BÁO ĐIỆN TỬ KHÁC NHAU VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀ BÁO CHÍ.

                
         
           Ngày 5-9-2013, với nhan đề “Tướng Giáp qua lăng kính của người Nga” báo Dân Trí và không dưới một chục tờ  báo khác trong cả nước đã đồng loạt đăng nguyên văn một bài báo dưới hình thức lược dịch tổng hợp và biên soan với tên tác giả: Theo Trịnh Thái Bằng. Trừ tờ VietnamNet không đăng ảnh, còn các tờ khác đều đăng nguyên văn bài viết và ba bức ảnh. Nhiều tờ báo vi phạm luật bản quyền chưa đủ, họ còn dùng hình ảnh lãnh tụ CM tiền bối làm công cụ quảng cáo.
              Thưa cá quý vị đồng nghiệp.
              Tôi là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Định, 66 tuổi đã nghỉ hưu – nguyên phóng viên, biên tập viên chính của Báo ảnh Việt Nam- tờ báo đến nay đang ấn hành bằng 8 thứ tiếng mà 2 số đầu tiiên ra đời từ 15-10-1954 với nội dung giới thiệu cho bạn bè trên Thế Giới  về diễn biến chiến dịch và thắng lợi chiến cuộc Điện Biên Phủ. Bức ảnh Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài báo này là do tôi chụp tháng 4-2004 tại nhà riêng của ĐT. Những lưu bút và chữ ký của Đại Tướng trên ngực áo là do tôi đề xuất và xin  Đại Tướng dành cho thể theo nguyện vọng của BBT báo ảnh Việt Nam nhằm riêng tặng độc giả của Báo ảnh Việt Nam – một trong những tờ báo được Đại Tướng nâng niiu ưu ái ngay từ khi ra số đầu tiên. Hai bức ảnh tư liệu lịch sử còn lại đều là những tài liệu lịch sử quý hiêm của quốc gia. Những sự thực đó nói lên rằng, một trong hai kênh (chữ và ảnh) để tạo nên một bài báo về một Vị Tướng lừng danh đều là thông qua nhãn quan và lăng kính máy ảnh của người Việt chứ đâu phải người Nga như người lược dịch và biên soạn đã rút tite. Thế mà tờ báo điện tử hàng đầu của quốc gia “Dân Trí” cố tình “sơ suất” làm thiếu những thông tin cần thiết cho nó vốn là những nguyên tắc đăng thông tin của báo chí là ai, ở đâu, ai là, làn gì, lúc nào và làm thế nào...là nhưng thông tin bất di bất dịch của nguyên tác làm báo.
              Tệ hơn nữa, một trong những tờ báo đăng ba bức ảnh mà tôi nói ở trên không những đăng tải nguyên văn câu chữ mà cả ba bức ảnh tài liệu quý hiếm này đều bị đóng nhãn ((logo) “VIỆT GIẢI TRÍ.COM ”. Có thể khẳng định 3 cái logo đóng trên ba  bức ảnh trong bài báo này là một sự đánh cắp, vi phạm bản quyền nghiêm trọng và trắng trơn giữa thanh thiên bach nhật.   Bức ảnh Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài báo này là do tôi chụp tháng 4-2004 tại nhà riêng của ĐT. Những lưu bút và chữ ký của Đại Tướng trên ngực áo là do tôi đề xuất và xin  Đại Tướng dành cho thể theo nguyện vọng của BBT báo ảnh Việt Nam nhằm riêng tặng độc giả của Báo ảnh Việt Nam – một trong những tờ báo được Đại Tướng nâng niiu ưu ái ngay từ khi ra số đầu tiên. Hai bức ảnh tư liệu lịch sử còn lại đều là những tài liệu lịch sử quý hiêm của quốc gia chụp nhưng vị khai quốc công thần, những lãnh tụ vĩ đại của Dân Tộc mà bị “VIỆT GIẢI TRÍ.COM ” đánh cắp bản quyền dùng làm công cụ quảng cáo thì quả là không còn gì để bàn dưới góc độ vè luật quảng cáo.
               Sự cẩu thả hay sự đánh cắp bản quyền của “VIỆT GIẢI TRÍ.COM ” là một trong những nguyên nhân tạo nên những nhận định xấu của một bộ phận độc giả hiện nay rằng “ Cả nước làm báo, nhà nhà làm báo, người người làm báo để dành quảng cáo”.
               Tôi không thể hình dung được vì sao bên cạnh những thành tựu chống tiêu cực không nhỏ của đội ngũ báo chí đông đảo hiện nay lại vẫn có những tờ báo, nhừng người làm báo làm việc thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên môn và vô luật pháp đến như thế.
               Rất mong sớm nhận được câu trả lời của các quý vị.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 4-2004
Ảnh: TRẦN ĐỊNH (Từng đăng bìa 1 Báo ảnh Việt Nam)
__________________&&&&&&&&&______________

Đây là bài và ảnh với nhiều lỗi nghề nghiệp và những bằng chứng đánh cắp bản quyền trắng trợn với tên gọi của tờ báo mạng:
Viet Giải trí
     kết nối tâm hồn Việt
Tướng Giáp qua lăng kính người Nga
Nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp Việt Nam đã đánh bại những đội quân có ưu thế vượt trội cả về binh lực lẫn phương tiện chiến tranh.
Sự tan rã của Liên bang Xô Viết sau cuộc chiến tranh lạnh đã làm thay đổi hoàn toàn trật tự thế giới. Cho đến ngày nay, tiềm lực của nước Nga còn rất xa mới đạt được những gì đã có của Liên Xô trước đây, trong đó có tiềm lực quốc phòng.

Tình hình an ninh thế giới, sự bất ổn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với việc giảm thiểu các nguồn tài nguyên và sự đe dọa của làn sóng khủng bố vũ trang mới đang diễn ra ngay sát biên giới nước Nga đã buộc các nhà quân sự Nga phải xem xét lại những quan điểm tác chiến đã cũ và nghiên cứu những lý luận quân sự mới, trên cơ sở những nguy cơ gây mất an ninh và chủ quyền đất nước. Một trong những bài học kinh nghiệm đó là lý luận giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh của lực lượng có tiềm lực quân sự và khoa học công nghệ thua kém hơn đối phương nhiều lần.

Cơ sở căn bản để nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại những lực lượng có quân số đông, có vũ khí trang bị và công nghệ hiện đại là những bài học kinh nghiệm từ hàng loạt các cuộc chiến tranh nửa sau thế kỷ 20.

Một vị trí quan trọng bậc nhất trong các bài học kinh nghiệm đó là những di sản nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và các lực lượng phản động trong nước.

Cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam kéo dài suốt trong 4 thập kỷ liên tục với rất nhiều kẻ thù . Những lực lượng quân sự hùng mạnh, có vũ khí trang bị hiện đại đều lần lượt thất bại thảm hại trong một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Những chiến thắng có sức lan tỏa khắp địa cầu như Điện Biên Phủ, Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

Các lực lượng vũ trang quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, những đơn vị binh chủng hợp thành và các quân đoàn, thấm nhuần nghệ thuật chiến tranh nhân dân, vừa có thể thực hiện những hoạt động tác chiến theo phương pháp chiến tranh du kích, vừa có thể tiến hành các chiến dịch chính quy hoặc phối hợp cả hai phương thức tác chiến một cách hiệu quả. Từ nghệ thuật tiến hành các trận đánh đến chiến dịch quy mô lớn, lực lượng QĐND Việt Nam đã đánh bại những đội quân có ưu thế vượt trội cả về binh lực lẫn phương tiện chiến tranh.
 

"Tướng giáp qua lăng kính người Nga" do Trần Định chụp bằng lăng kính Việt  lại  còn bị mang logo quảng cáo của Viẹt giải trí .com

Những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy thực hành tác chiến phong phú của ông được trình bày trong rất nhiều các ấn phẩm khác nhau, từ chiến thuật tổ ba người trong chiến tranh du kích đến những tài liệu nghiên cứu lý luận chính trị - quân sự trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Những tác phẩm ấy và những kinh nghiệm tràn đầy mầu sắc của chiến trường gian khổ, phức tạp thật sự có rất nhiều giá trị thực tiễn cho xây dựng quân đội Nga ngày nay, theo hai phương diện sau:

Thứ nhất: Kinh nghiệm vô cùng độc đáo về xây dựng lực lượng vũ trang trong điều kiện vô cùng khó khăn khi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần và kéo rất dài thời gian chiến tranh, lực lượng quân đội xâm lược đã chiếm một phần lớn diện tích lãnh thổ và cuộc chiến đấu hoàn toàn nằm trong vòng vây kẻ thù.

Thứ hai: Hiệu quả tuyệt đối của những phương pháp xây dựng lực lượng, đấu tranh trong lòng địch, chiến tranh giải phóng đã gây ấn tượng rất mạnh với Lầu Năm góc Mỹ, đến nỗi đã có hẳn một đơn vị nghiên cứu các tài liệu và bài viết của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Dựa trên cơ sở các phân tích, đánh giá và nhận xét của đại tướng Võ Nguyên Giáp, các chuyên gia Mỹ đã phát triển một phương pháp luận về tổ chức và tiến hành các cuộc nổi dậy và chiến tranh du kích. Chương trình đó được CIA và các lực lượng đặc biệt Mỹ áp dụng trong các hoạt động ở nước ngoài đến tận ngày nay. Những lý luận căn bản của di sản quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể tóm tắt những điểm như sau:

Xây dựng lực lượng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định rằng đặc điểm trọng tâm của xây dựng lực lượng vũ trang trong điều kiện kháng chiến (chiến tranh chống lại lực lượng quân sự xâm lược có quân số và vũ khí trang bị hiện đại) là cần phải song song tiến hành và điều hành khoa học 3 quá trình:

1- Xây dựng lực lượng trong chiến đấu thực tế (vừa chiến đấu vừa xây dựng).

2- Liên tục đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

3- Tổ chức và xây dựng các đơn vị quân đội, các lực lượng quân binh chủng và có thể hình thành các lực lượng hoàn toàn mới.

Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang theo mô hình QĐND Việt Nam thời kỳ chiến tranh dù rất nhỏ vẫn có thể tổ chức tiến công phòng ngự trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ, bao gồm cả vùng địch tạm chiếm hay vùng tự do, hình thành lực lượng vũ trang ba thứ quân: Dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, bộ đội chính quy với các quân binh chủng và các lực lượng đặc nhiệm.
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo quyết tâm chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ" với các lãnh  tụ Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và TT Phạm Văn Đồng cũng trở thành quyền tác giả của "Việt giải trí"  

Một lực lượng chính quy nhỏ nhất, theo những bài học kinh nghiệm của đại tướng Võ Nguyên Giáp, có thể tổ chức và tiến hành các hoạt động tác chiến, có thể trở thành một ban lãnh đạo kháng chiến trên một vùng rộng lớn (khu dân cư, khu vực rộng), tổ chức và điều hành các đơn vị dân quân du kích. Phối hợp hành động với dân quân du kích là lực lượng bộ đội địa phương – lực lượng hợp thành, được biên chế tổ chức, tiếp nhận cơ sở vật chất từ địa phương và hoạt động tác chiến trong khu vực phòng thủ (khu vực địa lý hoặc hành chính). Bộ tư lệnh lực lượng bộ đội địa phương gắn kết hoạt động với cơ quan lãnh đạo chính trị và tư tưởng tinh thần, các cơ quan này thường có địa điểm tại các vùng giải phóng hoặc các khu vực kiểm soát bởi lực lượng kháng chiến.

Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang tiến hành các hoạt động lãnh đạo các cuộc đấu tranh một cách tập trung, trực tiếp điều hành các chiến dịch lớn mang tầm chiến lược chiến dịch hoặc tiến hành các hoạt động mang tính chiến lược. Trong các trận đánh có sự tham gia của các quân chủng và bộ đội chủ lực chính quy, quyền lãnh đạo thuộc bộ tổng tham mưu. Cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang như vậy đảm bảo khả năng điều hành lực lượng vũ trang linh hoạt, năng động, đồng thời tăng cường khả năng sống còn và bền vững của quân đội chính quy, dựa vào cơ cấu tổ chức trên quy mô rộng và sâu của lực lượng kháng chiến bộ đội địa phương và dân quân tự vệ cũng như các cơ quan địa phương chủ động điều hành và quản lý.

Điểm yếu nhất của tất cả các lực lượng vũ trang mạnh là hệ thống hậu cần kỹ thuật và cơ sở vật chất đảm bảo. Theo nguyên tắc tổ chức của Đại tướng, đã phát triển một quan điểm hậu cần chiến lược là kết hợp giữa hậu cần địa phương tại chỗ và hậu phương chiến trường trên cả nước.

Ý nghĩa quan trọng của quan điểm hậu cần tại chỗ là sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên cơ sở vật chất cả nước để tổ chức khai thác nguồn tài nguyên của những khu vực được giải phóng. Như vậy, khu du kích với căn cứ hậu cần du kích đã có ý nghĩa và giá trị ngang nhau.

Sự phát triển các khu giải phóng được tiến hành theo mô thức sau:

- Hình thành cơ sở chính trị cơ bản.

- Tổ chức căn cứ hậu cầu kỹ thuật dựa trên cơ sở cơ cấu chính trị vừa được thành lập.

- Huy động mọi nguồn lực nhằm biến hậu phương của kẻ thù thành chiến trường nóng bỏng, đảm bảo sự an toàn của căn cứ kháng chiến.

 Nghệ thuật quân sự

Mục tiêu chiến lược của các lực lượng kháng chiến là đánh đuổi hoàn toàn lực lượng xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước. Nhằm đạt được mục tiêu đó, một lực lượng quân sự không đông và không được trang bị đầy đủ của phong trào kháng chiến, theo quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ có thể chứng minh cho hệ thống lãnh đạo chính trị của lực lượng xâm lược thấy được là không thể tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, nhanh chóng dành thắng lợi.

Do đó – chiến lược chiến tranh nhân dân là trường kỳ kháng chiến. Đại tướng nhận định hoạt động cơ bản của tác chiến chớp nhoáng tốc độ cao của các lực lượng quân sự có vũ khí trang bị hiện đại và quân số đông là sự tập trung các cụm binh lực, cơ giới thiết giáp lớn.

Trước tình hình đó, lực lượng phòng ngự yếu hơn cần tiến hành các hoạt động tác chiến theo định hướng ngăn chặn, phá hoại khả năng địch có thể sử dụng các cụm binh lực tấn công chủ lực này. Thực hiện ý đồ tác chiến, các lực lượng kháng chiến trong chiến đấu phòng ngự phải chuyển sang tấn công các căn cứ và các đơn vị hành quân về địa điểm tập kết của đối phương, tấn công trong giai đoạn địch triển khai lực lượng, chia một trận đánh lớn của đối phương thành rất nhiều các trận đánh nhỏ - lực lượng giữa ta và địch đan xen vào nhau – như cài răng lược, đây là cách mô tả của đại tướng.

Thay vào một cuộc tấn công chớp nhoáng mà địch mong muốn, chúng sẽ phải tiến hành rất nhiều các trận chiến đấu phòng ngự bắt buộc. Phá hủy ý đồ tác chiến của đối phương, tạo ra các tình huống chiếm ưu thế trong từng khu vực, lực lượng kháng chiến có thể tập trung tạo điều kiện thuận lợi và khi thời cơ xuất hiện – tiến công giành thắng lợi.

"íĐại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân ngày 28/12/1972"

Chắc chắn 100% đây là tư liệu bảo tàng nào đó chứ không phải của Việt Giải Tri.com


Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân ngày 28/12/1972.

Trong các tác phẩm và các bài viết của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần khẳng định, giải pháp duy nhất đối với lực lượng yếu hơn không biến mình thành con mồi cho cuộc đi săn – đó là tiến hành những hoạt động chiến đấu tiến công, buộc đối phương phải quan tâm đến sự an toàn của chính mình.

Trong mọi trường hợp, nếu lực lượng kháng chiến thể hiện một chút dù rất nhỏ sự thụ động và phụ thuộc tình huống chiến trường, lực lượng quân xâm lược - có ưu thế về quân số và vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh hiện đại - sẽ nhanh chóng tiến hành các chiến dịch bao vây, truy quét và tấn công tiêu diệt. Máy bay trực thăng bao giờ cũng hoạt động nhanh chóng và hiệu quả hơn người lính bộ binh, do đó nếu để đối phương phát hiện và chiếm ưu thế, lực lượng kháng chiến chắc chắn sẽ đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.

Đại tướng cũng chỉ rõ: Trong mọi hoạt động chiến đấu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng kháng chiến là làm sao buộc các lực lượng chiến đấu hiện đại (máy bay trực thăng, các lực lượng chiến đấu cơ động cao, không quân cường kích và các lực lượng đổ bộ) phải bỏ các hoạt động tìm kiếm và tiêu diệt để thực hiện các nhiệm vụ kém ý nghĩa hơn như bảo vệ các căn cứ của họ và các cuộc hành quân. Phương pháp tác chiến này bắt buộc phải thực hiện không chỉ là các lực lượng quân đội chính quy trên lãnh thổ do địch chiếm đóng, mà các lực lượng dân quân du kích và tự vệ địa phương, được trang bị yếu hơn cũng phải thực hiện.

Một điểm rất thú vị và có ý nghĩa thực tiễn lớn, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra 5 tính chất đặc trưng, thể hiện bản chất của nghệ thuật chỉ huy, điều hành tác chiến các lực lượng quân sự trong kháng chiến. Những tính chất đó là:

- Chiến tranh toàn dân - Tập trung toàn bộ sức mạnh trên các mặt trận và tiềm lực của toàn dân để tiến hành các hoạt động đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

- Chiến đấu tiến công, các hoạt động phòng ngự trong thời gian ngắn chỉ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chiến đấu tiến công – không có tâm lý phòng thủ giữ đất.

- Giành chiến thắng trước kẻ thù có số đông và có ưu thế về phương tiện, vũ khí, trang thiết bị hiện đại bằng phương pháp tạo thời cơ, lập thế trận đánh địch hiệu quả.

- Đưa thực tế chiến trường vào việc lập kế hoạch tác chiến chiến dịch – tiêu diệt hoàn toàn các cụm binh lực địch có số lượng không lớn hơn trung đoàn và lữ đoàn dựa vào ưu thế chủ động chiến đấu tấn công, chứ không dựa vào ưu thế vũ khí trang bị (tiêu diệt các cụm binh lực có số lượng lớn hơn không thực tế do đối phương có ưu thế tuyệt đối về vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh và yểm trợ hỏa lực).

- Tiến hành những hoạt động tác chiến bất ngờ, giữ bí mật tuyệt đối mọi hoạt động nghiên cứu lập kế hoạch và điều hành lực lượng, từ đó hình thành yếu tố bất ngờ trong chiến đấu tiến công.

Bắt đầu từ Afgganistan, quân đội Liên Xô và Nga đã phải chiến đấu hơn 20 năm với các lực lượng Mujahideen (chiến binh Hồi giáo), hàng chục ngàn chiến binh đã được huấn luyện và đào tạo theo chương trình khủng bố, xâm lược vũ trang biên giới lãnh thổ và phá hoại an ninh nước Nga.

Những sự kiện lan tỏa từ phong trào “mùa xuân Ả rập” đến nay hoàn toàn không cho chúng ta một hy vọng nhỏ nhoi về khả năng những lực lượng đó sẽ để thế giới được yên bình. Để sẵn sàng bẻ gãy mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, những di sản quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là những bài học có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới các phương thức tác chiến, tiến hành các cuộc chiến tranh chống khủng bố và bảo vệ sự bình yên của đất nước.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong/ báo Tướng lĩnh và Chỉ huy, Nga


1 nhận xét:

  1. Trần Định cần khởi kiện, nếu chỉ "kêu" trên blog của mình thì như ném đã xuống ao bèo thôi!
    Đào Phong Lưu

    Trả lờiXóa