Trí tuệ thật và Trí tuệ Nhân Tạo với CM 4.0
(Đây là bản gốc . Bài được biên tập lại đã cắt bỏ những phần tô màu xanh và đăng trên Tạp Chí Tia Sáng:
Trần
xuân Hoài
Câu chuyện “Cách Mạng 4.0” hay “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”,
viết tắt là CMCN 4.0 hay CM 4.0, được nói nhiều ở nước ta, khắp hang cùng ngõ hẻm,
có lẽ vào loại vô địch thế giới về tần suất nghe và đọc thấy từ này. Còn có
tuyên bố hùng hồn rằng “Việt Nam có thể đi đầu cách mạng công nghiệp 4.0”[1].
Tuy trên phạm vi toàn cầu
còn nhiều tranh cãi và chưa ai vẽ ra được
chính xác mặt mũi nó thế nào, kể cả người
khởi xướng ra thuật ngữ CM 4.0, nhưng đại khái người ta cho rằng cốt lõi của
cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sản xuất và dịch vụ thông minh dựa trên các
đột phá của công nghệ số (DT: Digital
Technology), với sự tiếp sức của trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligent).
Ông Eric Yeo, Tổng giám đốc IBM Việt Nam, nhận định DT và AI sẽ hiện diện trong
mọi ngành nghề, lĩnh vực từ giao thông, y tế, ngân hàng cho tới thời trang, ẩm
thực, âm nhạc… Lấy thí dụ một lĩnh vực bị ảnh hưởng là ngành vận tải, có thể thấy
rõ qua câu chuyện rất nhỏ là Uber, Grab
tác động như thế nào đến ngành taxi truyền thống[2].
Nhà Toán học nổi tiếng thế giới, GS Seymour
Papert thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) sang Việt Nam tham dự hội nghị về giảng dạy toán học bằng
công nghệ số. Khi nhìn thấy cảnh tượng giao thông kỳ dị của Hà nôi đã bàn với đồng
nghiệp VN là phải nghĩ cách dùng khoa học công nghệ , đặc biệt là công nghệ số,
để giải quyết vấn nạn giao thông xe máy cho Hà nội. Ngay khi vừa trao đổi ý kiến
đó thì ngày 7/12/2006 ông đã bị tai nạn xe máy nghiêm trọng tại ngã ba Giải
phóng –Đại cồ việt, Hà Nội. Nhà khoa học hơn 70 tuổi, chưa nói hết được ý định
của mình thì đã chìm sâu vào hôn mê (và chết sau khi được đưa về Mỹ), nhưng đã đủ nhắc chúng ta rằng , khoa học công nghệ số hiện đại có thể góp phần
giúp giải quyết được vấn nạn giao thông xe máy. Giải pháp mà GS Seymour Papert nhắc nhở cho đồng
nghiệp Việt Nam, có thể áp dụng để giải quyết ngay nạn ùn tắc giao thông dưới
cách nhìn của CM4.0, chính là Hệ thống Giao thông Thông minh- STS : Smart
Traffic System. Đã hơn mười năm nay, không biết là bao nhiêu tâm huyết , công sức và tiền bạc của các chuyên gia, doanh
nghiệp Việt Nam đã đổ ra để thưc hiện và thuyết phục các nhà lãnh đạo áp dụng STS cho các thành phố và đường
giao thông Việt Nam. Các kiến nghị, giải pháp, đề án …đã được gửi đến tận tay
các vị bộ ,thứ trưởng và Bí thư chủ tịch thành phố, nhưng tất cả được từ chối bằng
sự im lặng. Kỳ lạ, rõ ràng vấn đề là rất cần thiết và khả thi, lại ở trong tầm
tay của Công Nghệ Việt Nam, dùng cho thị trường Việt Nam và không ai hiểu biết
các điều kiện , tập tục, luật lệ giao thông Việt Nam hơn người Việt Nam. Một
người bạn trong thành ủy thương tình, đã khuyên: “Các nhà khoa học ngây thơ
quá, những quyết định mà người quyết định không có lợi ích cho chính họ thì sẽ
không bao giờ có đâu”. Lúc đó nghe lời khuyên, nhiều người còn nửa tin nửa ngờ. Bây giờ thì chắc ai
cũng tin điều đó rồi. Ngày 8/5/2017 tờ
báo Mỹ Finacial Time tiết lộ[3] rằng
một ngân hàng nước ngoài đã dàn xếp với giới chức TP HCM để một Cty nước ngoài
lắp đặt một hệ thống giao thông thông minh (STS) trị giá 300 triệu USD cho TP
HCM, người dàn xếp phi vụ này chính là giám đốc ngân hàng nói trên tại VN và
cũng chính là con gái của vị nguyên Bộ trưởng và vào lúc đó là lãnh đạo thành
phố. Theo ước tính của các chuyên gia, thị trường của STS ở Việt Nam khoảng 1,5
tỷ USD. Làm sao mà Công nghệ thông tin, hay nói xa hơn là CM 4.0 của Viêt Nam
có thể phát triển được nếu thị trường Công nghệ Thông tin, qua thí dụ thị trường
STS, được bán cho nước ngoài như vậy !
Một đất nước muốn tự
phát triển được thì phải có nội lực. Muốn phát triển nội lưc thì phải dựa vào
trí tuệ thật (không phải nhân tạo). Nhưng trí tuệ thật sự của một quốc gia
không phải đơn thuần là phép cộng của trí tuệ từng cá nhân, nó là do sự cộng năng
(Synergnetic) cả một hệ thống tạo lập nên. Hệ thống đó bao gồm tổ chức nhà nước,
các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại
học và các cơ quan chính phủ... Các mối tương tác giữa các chủ thể này bao gồm
các vấn đề thuộc về chính sách, kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài
chính… của các hoạt động dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ
hoặc quy phạm…Để phản ánh phần nào vấn đề phức tạp này, tức trí tuệ thật của một
quốc gia, tổ chức Sở hữu Trí Tuệ WIPO thuộc Liên Hợp quốc từ năm 2007 đã cùng một
số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo
toàn cầu - Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của
các quốc gia trên thế giới.
Năm 2012 GII của Việt Nam đã tụt xuống dưới trung
bình thế giới, đến mức báo động đỏ[4].
Năm 2013 vẫn không khá hơn, nhưng sau đó đã có những dấu hiệu tích cực, tiến dần
lên trên trung bình thế giới, năm 2017 vượt qua được Thái
Lan, nhưng chưa thật bền vững (xem bảng
xếp hạng và đồ họa kèm theo) và thua rất, rất xa những nước như Singapor, Hàn
Quốc.
Dầu sao sự tiến bộ vất
vả đó cũng là một dấu hiệu tích cực, đáng mừng.
Một sự kiện tích cực
khác cũng đáng được ghi nhận, đó là gần hai tháng sau khi phi vụ đi đêm với nước
ngoài về hệ thống giao thông thông minh trị giá 300 triệu USD ở TP HCM bị
Finacial Time phanh phui, ngày 25.6 UBND TP Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với
tập đoàn FPT . Theo thỏa thuận hợp tác, FPT sẽ triển khai hệ thống giao thông
thông minh cho TP.Hà Nội . Tổng mức đầu tư xây dựng Hệ thống giao thông thông
minh TP.Hà Nội của FPT dự kiến là 1.700 tỉ đồng (~75 triệu USD)[5].
Giới Công Nghệ Thông
Tin ít nhất có thể vui mừng vì miếng bánh 1,5 tỷ USD của thị trường STS Việt
Nam chưa bị bán sạch. UBND Hà Nội và FPT đã có công giữ lại ít nhiều thị phần
cho công ăn việc làm trí tuệ của người Việt Nam. Sản xuất mà không có thị trường
thì sản xuất cho ai? Điều vui mừng lớn
hơn, đó là có tín hiệu cho thấy những đại gia xưa nay chỉ có làm giàu bằng buôn
bán thiết bị và gia công phần mềm nay đã chuyển nhanh sang việc sáng tạo ra các
sản phẩm công nghệ cao như STS bằng nội lực của Việt Nam.
Chúng ta cần mạnh dạn
nhìn vào sự thật đáng buồn là suốt hơn hai mươi năm phát triển công nghệ thông
tin VN với bao nhiêu tuyên bố hùng hồn, nghị quyết và đề án dày cộp, mà công
nghệ thông tin VN vẫn èo uột, không lớn lên được. Nhìn lại thì quả thật chỉ có
mấy sản phẩm phần mềm của các chàng tí hon BKAV, MISA, Côc Cốc…là còn có chút
tên tuổi nội địa, còn các đại gia khác, hoặc là buôn bán máy móc, mua thiết bị
về làm dịch vụ lấy tiền dân nghèo (như các cty Viễn thông chẳng hạn, tuy có vẻ
cao sang hơn , nhưng về bản chất kinh
doanh cũng giống như Cty Taxy, mua xe về
chở khách lấy tiền dân ta mà thôi ), hoăc làm gia công phần mềm với tên gọi mỹ
miều là Outsourcing ( về bản chất giống như may gia công, chỉ có khác là trí tuệ
và nhân lực cao cấp hơn), chẳng có sản phẩm nào mang dấu ấn, tên tuổi của họ
trên thương trường. Về phần cứng, khi BKAV dũng cảm thử sức với BPhone (dù có thể chọn sai sản phẩm đi nữa) thì bị
ném đá tới tấp, đến nỗi có chuyên gia nước ngoài mỉa mai than thở, sao mà các
nhà mạng của nhà nước VN không khuyến khích phát triển phần cứng như Bphone,
sao người Việt Nam lại ác với nhau, tẩy chay nhau đến vậy, làm sao mà doanh nghiệp công nghệ VN
phát triển lên được.
Nhà nước không thể và
không nên tin vào những lời tán dương “Việt Nam có thể đi đầu cách mạng công
nghiệp 4.0”, hay những lời hứa kiểu “năm 2020 VN sẽ "nằm trong top 10 thế
giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu
lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin". Cũng không nên và
không đáng kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về công nghệ trong tương
lai gần, nếu được các doanh nghiệp hàng đầu
thế giới trợ giúp. Chẳng có chuyện giúp đỡ vô tư đó đâu. Việt nam chỉ có thể
và cần đạt các kỳ vọng đó bằng chính nội lực của mình mà thôi !
Một nhà nước kiến tạo cần
phải có những hành động kiến tạo cụ thể. Nhà nước Việt Nam không cần phải lấy tiền
thuế của dân nghèo để nuôi các công ty
CNTT Việt Nam lớn mạnh. Nên nhớ phi vụ
TP HCM bán STS (bất thành) nói trên chỉ là một thí dụ nhỏ. Thị trường nội địa
cho Công nghệ số và Trí tuệ nhân tạo là rất lớn, chỉ nói riêng phần dữ liệu quốc
gia (là một dạng big data) với 90 triệu dân là khổng lồ, không dưới 5 tỷ USD. Một
thị trường như vậy , nếu không bị bán cho nước ngoài, thì đủ để tạo nên tiềm lực
cho các doanh nghiệp Công nghệ số và Trí tuệ nhân tạo Việt Nam lớn mạnh, làm nền
tảng cho CM 4.0. Người khổng lồ công nghệ IBM cũng không thể hình thành, nếu từ
những năm đầu đời không được nhà nước Mỹ dành cho những dự án khủng như xử lý
điều tra dân số, tính toán an sinh xã hội, chưa kể những dự án về máy bay hay
chế tạo bom nguyên tử sau này …
Ai cũng hiểu trí tuệ
nhân tạo sẽ không thay thế con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn,
đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Vì vậy chăm lo cho sự phát triển trí tuệ
của đất nước, mà phản ánh rõ nhất là sự đổi mới sáng tạo mới chính là chìa khóa
của CM 4.0. Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng
nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng
cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp
để làm thuê cho người khác. Lại càng nguy hiểm hơn khi đã bán hết những thứ đó
rồi thì đến lượt thị trường nội địa của sản phẩm trí tuệ cũng bị đem đi bán nốt.
Lúc đó thì trí tuệ thật của Việt Nam cũng đi theo sản phẩm biến khỏi quê cha đất
tổ, nơi họ không còn mảnh đất dung thân nữa. Những người dân thường không có khả
năng bán đi món hàng béo bở là thị trường của trăm triệu con dân nước Việt. Nhà
nước kiến tạo cần phải hết sức cảnh giác với kiểu bán như là hàng ảo này mà tác
hại thì khôn lường, còn thu lợi cá nhân thì là tiền thật vô cùng lớn ! Còn tác
hại cho dân Việt thì thật là khôn lường, biết đâu trong tương lai người dân Việt
sẽ được hưởng thành quả của CM 4.0 bằng cách bán lúa, lợn, rau...để nhập về ngắm
những con robot có trí tuệ nhân tạo như người thực, kể cả robot tình dục!
[2] http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/ung-dung-ai-o-viet-nam-chi-o-muc-so-khai-3596905.html
[3] https://www.ft.com/content/5120e812-33c2-11e7-99bd-13beb0903fa3?mhq5j=e1: "Mr
Dinh’s Ho Chi Minh City administration received a proposal in 2016 from a US
company to install a smart traffic system, backed by a $300m loan from Morgan
Stanley, according to Vietnamese state media reports.
Mr Dinh’s daughter, who also goes by the name Ly Dinh,
began working for Morgan Stanley in 2006, serving in Vietnam as a
vice-president from 2009, according to her LinkedIn profile. Morgan Stanley
declined to comment."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét